Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành ABCD. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD) và (SBC) là đường thẳng song song với đường thẳng nào sau đây?
A. AC
B. BD
C. AD
D. SC
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Một mặt phẳng (P) di động luôn đi qua A và song song với BD cắt SB, SC, SD theo thứ tự E, F, G. Mặt phẳng (Q) qua EC và song song với BD cắt SA tại H. Chứng minh rằng HF luôn song song với 1 đường thẳng cố định khi (P) thay đổi.
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Điểm M thỏa mãn M A → = 3 M B → . Mặt phẳng (P) qua M và song song với hai đường thẳng SC, BD. Mệnh đề nào sau đây đúng?
A. (P) cắt hình chóp theo thiết diện là một tam giác.
B. (P) không cắt hình chóp.
C. (P) cắt hình chóp theo thiết diện là một ngũ giác.
D. (P) cắt hình chóp theo thiết diện là một tứ giác.
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành ABCD. Trong mặt phẳng đáy vẽ đường thẳng d đi qua A và không song song với các cạnh của hình bình hành, d cắt BC tại E. Gọi C’ là một điểm nằm trên cạnh SC.
a) Tìm giao điểm M của CD và mp(C’AE).
b) Tìm thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng (C’AE).
Cho hình chóp (S.ABCD) có đáy (ABCD) là hình bình hành; M, N lần lượt là trung điểm của (SB, SD) a) Chứng minh đường thẳng BD song song với mặt phẳng (AMN) b) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD). Tìm giao điểm của đường thẳng MN và mặt phẳng (SAC)
Trong các cách sau, có bao nhiêu cách để xác định một mặt phẳng
1. Đi qua 3 điểm phân biệt
2. Đi qua 1 điểm và chứa 1 đường thẳng không đi qua điểm đó
3. Đi qua 2 đường thẳng bất kì
4. Đi qua đường thẳng (d1) và song song với đường thẳng (d2) cho trước, sao cho d1 và d2 không cắt nhau
5. Song song với 2 đường thẳng cắt nhau
6. Song song với 2 đường thẳng chéo nhau
7. Đi qua 1 điểm và song song với một đường thẳng cho trước
8. Đi qua 1 điểm và song song với một mặt phẳng cho trước
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành ABCD, O là giao điểm hai đường chéo, AC = a, BD = b, tam giác SBD đều. Gọi I là điểm di động trên đoạn AC với AI = x (0 < 0 < a). Lấy là mặt phẳng đi qua I và song song với mặt phẳng (SBD).
a) Xác định thiết diện của mặt phẳng với hình chóp S.ABCD.
b) Tìm diện tích S của thiết diện ở câu a) theo a, b, x. Tìm x để S lớn nhất.
Cho hình chóp S.ABCD. Gọi A’, B’, C’, D’ lần lượt là trung điểm của các cạnh SA, SB, SC, SD. Một mặt phẳng (P) thay đổi qua A’ và song song với AC luôn đi qua một đường thẳng cố định là:
A. đường thẳng A’B’
B. đường thẳng A’B’
C. đường thẳng A’C’
D. đường thẳng A’B’
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Giao tuyến của mp (SAD) và mp (SBC) là đường thẳng song song với đường thẳng nào trong số các đường thẳng sau?
A. AC
B. BD
C. AD
D. SC
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành ABCD. Gọi G là trọng tâm của tam giác SAB và I là trung điểm của AB. Lấy điểm M trong đoạn AD sao cho AD = 3AM
a) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD) và (SBC).
b) Đường thẳng qua M song song với AB cắt CI tại N. Chứng minh rằng NG // (SCD).
c) Chứng minh rằng MG // (SCD).