TRẦN THỊ VÂN ANH

Cho HBH ABCD có đường chéo AC lớn hơn đường chéo BD. Gọi E, F lần lượt là hình chiếu của B và D xuống đường thẳng AC. Gọi H và K lần lượt là hình chiếu của C xuống đường thẳng AB và AD.

a) CMR : AF.AC=AK.AD

b) Tứ giác BEDF là hình gì ? vì sao?

c) CMR : AB.AH+AD.AK=AC^2

nhờ các bn vẽ hình nha , cảm ơn

Nguyễn Ngọc Anh Minh
21 tháng 8 2020 lúc 13:53

a/ Xét tg vuông ADF và tg vuông ACK có ^CAK chung 

=> tg ADF đồng dạng với tg ACK \(\Rightarrow\frac{AF}{AK}=\frac{AD}{AC}\Rightarrow AF.AC=AK.AD\)

b/

BE vuông góc AC; DF vuông góc với AC => BE//DF (Hai đường thẳng cùng vuông góc với 1 dt thứ 3 thì chúng // với nhau) (1)

Xét tg vuông ABE và tg vuông CDF có 

AB=CD (cạnh đối hbh)

AB//CD => ^BAE=^DCF (góc so le trong

=> tg ABE = tg CDF => BE=DF (2)

Từ (1) và (2) => BEDF là hình bình hành (Tứ giác có 1 cặp cạnh đối // và = nhau là hình bình hành)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
FL.Hermit
21 tháng 8 2020 lúc 13:54

Bạn tự vẽ hình nha, mình ko bt vẽ hình trên OLM đâu.

a) Xét 2 tam giác AFD và tam giác AKC có:

*Chung góc DAF

*Góc AFD = Góc AKC = 90 độ (gt)

=>   Tam giác AFD đồng dạng tam giác AKC (gg)

=>   \(\frac{AF}{AD}=\frac{AK}{AC}\)

=>   \(AF.AC=AK.AD\)      (ĐPCM)

b) Do ABCD là hình bình hành (gt)

=>   Góc DAF  = Góc BCE (2 góc SLT)

Xét tam giác ADF và tam giác CBE có:

+ DAF  = BCE (cmt)

+ AFD = BEC = 90 độ (gt)

=> Tam giác ADF đồng dạng tam giác BCE (gg)

=>  góc ADF = góc CBE

Xét tam giác ADF và tam giác CBE có:

*AD=BC (Do ABCD là hình bình hành)

*DAF = BCE (cmt)

*ADF = CBE (cmt)

=> Tam giác ADF  =  Tam giác CBE (gcg)

=> \(DF=BE\)       (1)

Có:  DF và BE cùng vuông góc với AC (gt)

=> DF // BE                 (2)

TỪ (1) VÀ (2) =>   Tứ giác BEDF là hình bình hành.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
FL.Hermit
21 tháng 8 2020 lúc 14:00

c) Ý c tớ làm sau cho nó đỡ rối nha !!!!!!

Theo câu a thì     \(AK.AD=AF.AC\)       (4)

Xét 2 tam giác AHC và tam giác AEB có:

*Chung góc HAC

*góc AHC = góc AEB = 90 độ

=> Tam giác AHC đồng dạng tam giác AEB (gg)

=>   \(\frac{AH}{AC}=\frac{AE}{AB}\)

=>   \(AH.AB=AE.AC\)       (3)

TỪ (3) VÀ (4)   =>   \(AH.AB+AD.AK=AE.AC+AF.AC\)

=> \(AH.AB+AD.AK=AC\left(AF+AE\right)\)

MÀ THEO CÂU b thì ta đã chứng minh được: Tam giác ADF  = Tam giác CBE (gcg)

=>   \(AF=CE\)

=>   \(AH.AB+AD.AK=AC\left(CE+AE\right)\)

=>   \(AH.AB+AD.AK=AC.AC=AC^2\)

VẬY TA CÓ ĐPCM.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nga Nguyễn Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Hoa Cương
Xem chi tiết
Triệu Thị Diễm Hằng
Xem chi tiết
Hoàng Mai Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Mai
Xem chi tiết
huynh nguyen thuy linh
Xem chi tiết
Hà Văn Minh Hiếu
Xem chi tiết
Tuấn Trần
Xem chi tiết
Mai Anh Thu 11
Xem chi tiết