Trịnh Khoa

cho đường tròn tâm O bán kính R. Từ 1 điểm M ở ngoài đường tròn, kẻ hai tiếp tuyến MA và MB với đường tròn. Qua A kẻ đường thẳng song song với MO cắt đường tròn tại , đường thẳng ME cắt đường tròn tại F, đường thẳng AF cắt MO tại N, H là giao điểm của MO và AB. a) chứng minh: tứ giác MAOB nội tiếp đường tròn.

b)chứng minh: MA.AB=2MH.AO

Đỗ Minh Đức Anh
21 tháng 4 2021 lúc 9:57

undefined

a) Chứng minh tứ giác MAOB nội tiếp đường tròn
Xét tứ giác MAOB có: \(\widehat{MAO}=90\text{°}\) (MA là tiếp tuyến của (O)); \(\widehat{MBO}=90\text{°}\) (MB là tiếp tuyến của (O))
→ \(\widehat{MAO}+\widehat{MBO}=180\text{°}\)
mà \(\widehat{MAO}\) và \(\widehat{MBO}\) là hai góc đối nhau
→ Tứ giác MAOB nội tiếp (dhnb) (đpcm)

b) Chứng minh MA.AB = 2MH.AO
Ta có: OA = OB (A, B ∈ (O))
→ O thuộc đường trung trực của AB (1)
Lại có: MA = MB (Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau)
→ M thuộc đường trung trực của AB (2)
Từ (1) và (2) → OM là đường trung trực của AB
→ OM ⊥ AB tại H và H là trung điểm của AB
→ \(\widehat{MHA}=90\text{°}\) và AB = 2AH
Xét ∆MAO và ∆MHA có: \(\widehat{MAO}=\widehat{MHA}=90\text{°}\)\(\widehat{M}\) chung
→ ∆MAO ∼ ∆MHA (g.g) → \(\dfrac{MA}{MH}=\dfrac{AO}{HA}\) (cặp cạnh tương ứng)
→ MA.HA = MH.AO
→ 2MA.HA = 2MH.AO
Mà AB = 2AH (cmt) → MA.AB = 2MH.AO (đpcm)

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Sương Sương
Xem chi tiết
Hoàng Lâm Tùng tew
Xem chi tiết
Trần Tiến Đạt
Xem chi tiết
Trần Tiến Đạt
Xem chi tiết
Mon an
Xem chi tiết
Lê Quốc Anh
Xem chi tiết
SENSEIGOJO DOANH
Xem chi tiết
Quang Minh Tống
Xem chi tiết