Cho đường tròn (O:R) và 1 điểm M nằm ngoài đường tròn (O). Vẽ tiếp tuyến MA của đường tròn (O) với A là tiếp điểm. Vẽ dây cung AC của đường tròn tâm (O) vuông góc với MO tại H.
a) CMR: H là trung điểm của đoạn thẳng AC.
b)CMR: MC là tiếp tuyến của đường tròn (O).
c) Trên tia đối của tia AC lấy điểm Q. Từ Q vẽ 2 tiếp tuyến QD và QE của đường tròn (O) với D và E là 2 tiếp điểm. CMR: 3 điểm M,E,D thẳng hàng.
Lấy điểm M nằm ngoài đường tròn (O;R) kẻ tiếp tuyến MA đến đường tâm O, A là tiếp điểm . Kẻ AB vuông góc MO, cắt MO tại H ( B thuộc (O))
a/CM : MB là tiếp tuyến
b/CM: MB2=MH.MO
c/Trên tia đối của tia BA lấy điểm Q. Vẽ 2 tiếp tuyến QD, QE đến đường tròn (O) (D, E là tiếp điểm ). CMR : M, D, E thẳng hàng
Mn ơi giúp mik câu c vs
Qua điểm A nằm bên ngoài đường tròn tâm O,kẻ 2 tiếp tuyến AB,AC với B và C lần lượt là 2 tiếp điểm . Qua O kẻ 1 đt vuông góc với OB cắt AC tại E . Trên tia đối của BC lấy điểm Q,từ Q kẻ 2 tiếp tuyến QN và QM. Chứng minh A,M,N thẳng hàng .
cho đường tròn (O,r) và một điểm A nằm ngoài đường tròn (O). Vẽ tiếp thuyến AB của đường tròn (O)(B là tiếp điểm). Vẽ dây cung BC của (O) vuông góc với OA tại H
a) cm: H là trung điểm của BC
b) cm: AC là tiếp tuyến của (O)
c) với OA=2R. cm : tam giác ABC đều
d) trên tia đối của BC lấy điểm Q bất kì. Vẽ tiếp tuyến QD, QE của (O). cm ba điểm A,D,E thẳng hàng
Cho đường tròn (O; R) đường kính BC và một điểm A nằm trên đường tròn sao
cho AB = R. Gọi H là trung điểm của dây cung AC.
a) Tính số đo các góc của tam giác ABC.
b) Qua C vẽ tiếp tuyến của đường tròn (O) cắt tia OH tại D. Chứng minh DA là tiếp
tuyến của đường tròn (O).
c) Tính độ dài bán kính của đường tròn ngoại tiếp tam giác ACD theo R.
d) Trên tia đối của tia AC lấy điểm M, từ M vẽ hai tiếp tuyến ME và MF với đường
tròn (O) tại E và F. Chứng minh ba điểm D, E, F thẳng hàng.
Câu 1: Cho (O;R) và điểm A nằm ngoài đường tròn (O). Vẽ 2 tiếp tuyến AB, AC của (O) (B,C: tiếp điểm). Vẽ cát tuyến ADE của (O); D nằm giữa D & E; tia AD nằm giữa 2 tia AB và AO.
a) Gọi H là giao điểm của OA và BC. C/m: DEOH nội tiếp
b) Đường thẳng AO cắt (O) tại M và N (M nằm giữa A và O). C/m: EH.AD= MH.AN
Câu 2: Cho nửa đường tròn tâm (O;R) đường kính AB và điểm C trên đường tròn sao cho CA=CB. Gọi M là trung điểm của dây cung AC. Nối BM cắt cung AC tại E; AE và BC kéo dài cắt nhau tại D.
a) C/m: MOCD là hình bình hành
b) Vẽ đường tròn tâm E bán kính EA cắt (O) tại điểm thứ 2 là N. Kẻ EF vuông góc với AC, EF cắt AN tại I, cắt (O) tại điểm thứ 2 là K; EB cắt AN tại H. C/m: BHIK nội tiếp.
Câu 3: Cho (O;R). Từ điểm S nằm ngoài đường tròn sao cho SO=2R. Vẽ tiếp tuyến SA,SB (A,B là tiếp tuyến). Vẽ cát tuyến SDE (D nằm giữa S và E), điểm O nằm trong góc ESB. Từ O kẻ đường vuông góc với OA cắt SB tại M. Gọi I là giao điểm của OS và (O).
a) C/m: MI là tiếp tuyến của (O)
b) Qua D kẻ đường vuông góc với OB cắt AB tại H và EB tại K. C/m: H là trung điểm của DK.
Câu 4: (3,0 điểm). Cho đường tròn tâm O bán kính R và một điểm M nằm ngoài đường tròn. Qua M kẻ tiếp tuyến MA với đường tròn (A là tiếp điểm). Tia Mx nằm giữa MA và MO cắt đường tròn (O; R) tại hai điểm C và D (C nằm giữa M và D). Gọi I là trung điểm của dây CD, kẻ AH vuông góc với MO tại H. a/ Tính OH. OM theo R. b/ Chứng minh: Bốn điểm M, A, I , O cùng thuộc một đường tròn. c/ Gọi K là giao điểm của OI với HA. Chứng minh KC là tiếp tuyến của đường tròn (O; R)
cho đường tròn tâm O bán kính r , điểm A nằm ngoài đường tròn tâm O . vẽ tiếp tuyến AB của đướng tròn tâm O , vẽ dây cung BC của đường tròn tâm O vuông góc với OA tại H
a, Cm H là trung điểmcủa BC
b, CM AC là tiếp tuyến của đường tròn tâm O
c, OA = 2r cm tam giác ABC đều
d, trên tia dối của tia BC lấy Q ,từ Q kẻ 2 tiếp tuyến QD và QE của đường tròn tâm O .CM AED thẳng hàng
Từ một điểm A nằm ngoài đường tròn (O;R) kẻ tiếp tuyến AB với (O) (B là tiếp điểm). Đường thẳng đi qua B vuông góc với OA tại H và cắt đường trong (O) tại C. Vẽ đường kính BD. Đường thẳng AO cắt đường tròn (O) tại 2 điểm M và N (M nằm giữa A và N). Chứng minh:
a) CD//OA
b) AC là tiếp tuyến của đường tròn (O)
c) Cho biết R = 15cm, BC = 24CM. Tính AB, OA
d) Gọi I là trung điểm của HN. Từ H kẻ đường vuông góc với BI cắt BM tại E. Chứng minh: M là trung điểm của BE.