Trộn 200 gam dung dịch một muối sunfat của kim loại kiềm nồng độ 13,2% với 200 gam dung dịch NaHCO3 4,2% sau phản ứng thu được m gam dung dịch A (m < 400 gam). Cho 200 gam dung dịch BaCl2 20,8% vào dung dịch A sau phản ứng còn dư muối sunfat. Thêm tiếp 40 gam dung dịch BaCl2 20,8%, dung dịch thu được còn dư BaCl2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a) Xác định công thức muối sunfat của kim loại kiềm ban đầu.
b) Tính nồng độ % của các chất tan trong dung dịch A.
c) Dung dịch muối sunfat của kim loại kiềm ban đầu có thể tác dụng được với các chất nào sau đây: MgCO3, Ba(HSO3)2, Al2O3, Fe(OH)2, Ag, Fe, CuS, Fe(NO3)2? Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
: Hòa tan hoàn toàn 10,2 gam một oxit kim loại hóa trị III cần 331,8 gam dung dịch H2SO4 vừa đủ. Dung dịch muối sau phản ứng có nồng độ 10%. Xác định công thức phân tử oxit kim loại.
: Nung hoàn toàn 15 gam một muối cacbonat của một kim loại hóa trị II không đổi. Toàn bộ khí thoát ra cho hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thấy thu được 9,85 gam kết tủa. Xác định công thức hóa học của muối cacbonat?
Cho 3,64 gam hỗn hợp E gồm một oxit, một hiđroxit và một muối cacbonat trung hòa của một kim loại M có hóa trị II tác dụng vừa đủ với 117,6 gam dung dịch H2SO4 10%. Sau phản ứng, thu được 0,448 lít khí (đktc) và dung dịch muối duy nhất có nồng độ 10,867% (khối lượng riêng là 1,093 gam/ml); nồng độ mol là 0,545M.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra và xác định kim loại M.
b) Tính % khối lượng của các chất có trong hỗn hợp E.
Cho X là hỗn hợp của 3 chất gồm kim loại M, oxit và muối sunfat của kim loại M. Biết M có hóa trị II không đổi trong các hợp chất. Chia 29,6 gam X thành hai phần bằng nhau:
– Phần 1: đem hòa tan tỏng dung dịch H2SO4loãng dư thu được dung dịch A, khí B. Lượng khí B này vừa đủ để khử hết 16 gam CuO. Sau đó cho dung dịch A tác dụng với dung dịch KOH dư, đến khi kết thúc phản ứng thu được kết tủa C. Nung C đến khối lượng không đổi thì thu được 14 gam chất rắn.
– Phần 2: cho tác dụng với 200 ml dung dịch CuSO4 1,5M. Sau khi kết thúc phản ứng tách bỏ chất rắn, cô cạn phần dung dịch thì thu được 46 gam muối khan.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra và xác định kim loại M.
b) Tính phần trăm khối lượng các chất trong X.
Cho Fe3O4 tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được dung dịch X chứa m1 gam muối. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau. Sục khí Cl2 dư vào phần một thu được dung dịch Y chứa m2 gam muối (biết m2=0,5m1+1,42). Phần hai cho tác dụng với dung dịch AgNO3 lấy dư thu được m3 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn . Tính m3.
Hỗn hợp rắn X gồm M, MO và MCl2 (M là kim loại có hóa trị II không đổi). Cho 18,7 gam X tác dụng với dung dịch HCl (vừa đủ), thu được dung dịch A và 6,72 lít khí (đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A, sau phản ứng thu được kết tủa B. Nung B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 18,0 gam chất rắn. Mặt khác, khi cho 18,7 gam hỗn hợp X vào 500 ml dung dịch CuCl2 1,0M, sau phản ứng, tách bỏ chất rắn rồi cô cạn dung dịch, thu được 65,0 gam muối khan. Biết các phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn.
Xác định kim loại M và tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các chất có trong hỗn hợp X.
Cho 12,0 gam hợp chất hữu cơ A (chứa các nguyên tố C, H, O) tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì phần bay hơi chỉ có nước, còn lại phần muối khan Y có khối lượng 16,4 gam. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 10,6 gam Na2CO3; 13,2 gam CO2 và 5,4 gam hơi H2O.
a. Hãy xác định công thức đơn giản nhất của A.
b. Nếu đốt cháy hoàn toàn 12,0 gam A thì thu được bao nhiêu gam H2O.
Hòa tan hoàn toàn 15,8 gam hỗn hợp kim loại bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng chỉ thu được khí B và dung dịch A có chứa 58,4 gam muối. Cho khí B tác dụng với 8,96 lít khí Cl2 (đktc) rồi lấy sản phẩm hòa tan vào 38,1 gam nước thu được dung dịch D. Lấy 6 gam dung dịch D cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thấy tạo thành 8,61 gam kết tủa.
Tính hiệu suất phản ứng giữa B và Cl2.