Nêu những thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn văn sau.
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa...”. Nguyễn Du, Bạch Cư Dị so tiếng đàn với tiếng suối. Thế Lữ lại so sánh tiếng hát trong với nước ngọc tuyền. Những người này không miêu tả trực tiếp tiếng suối. Chỉ có Nguyễn Trãi cho tiếng suối là tiếng đàn cầm. Có lẽ đó là hình ảnh gần nhất với hình ảnh trong câu thơ này. Có thể chẳng phải ngẫu nhiên. Nguyễn Trãi sành âm nhạc. Bác Hồ cũng thích âm nhạc. Tiếng hát của một danh ca Pháp từng thích nghe thời trẻ, đến tuổi bảy mươi Bác còn nhờ chị Ma-đơ-len Ríp-phô tìm lại hộ. Tiếng suối ngàn của đất nước hay đó là tiếng hát của trái tim người nghệ sĩ yêu đời ?
(Lê Trí Viễn)
A. Bác bỏ và bình luận
B. Phân tích và bác bỏ
C. So sánh kết hợp với phân tích và bác bỏ
D. So sánh kết hợp với bình luận
Nội dung chính của đoạn thơ sau:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
…
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”
A. Tư tưởng Đất Nước của nhân dân
B. Cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, với đất nước.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Trong phần sau của đoạn trích (từ "Những người vợ nhớ chồng..." đến hết) tác giả đã làm nổi bật tư tưởng “Đất nước của nhân dân". Tư tưởng ấy đã đưa đến những phát hiện sâu và mới của tác giả về địa lí, lịch sử, văn hoá của đất nước ta như thế nào? Tư tưởng ấy nổi bật trong đoạn thơ này và trong nhiều bài thơ thời chống Mỹ. Vì sao?
Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây là gì?
“Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
…
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về”
A. Mùa thu đất nước trong hoài niệm của nhà thơ
B. Hình ảnh đất nước kháng chiến đau thương mà anh dũng, tình nghĩa
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Đọc đoạn văn a và đoạn thơ b trong SGK xác định những câu nào có phép lặp cú pháp? Kết cấu cú pháp nào được lặp lại? Tác dụng (hiệu quả nghệ thuật) như thế nào?
c) Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…
(Tố Hữu, Vệt Bắc)
Phát hiện và phân tích các lỗi tập luận trong những đoạn văn sau và sửa chữa thành đoạn văn hoàn chỉnh.
d) Nếu ai đã từng ra biển thì bản phải cảm nhận được vẻ đẹp kì diệu và sức mạnh của những con sóng miên man vỗ bờ. Những con sóng luôn biến đổi khôn lường, lúc thì êm ả, dịu dàng, lúc lại sôi sục, dữ dội. Và những con sóng ấy dường như không biết mệt. Sóng từ đâu đến và sóng đi đâu, về đâu? Chính vì thế Xuân Quỳnh đã ví tình yêu của mình như những con sóng “Dữ dội và dịu êm – Ồn ào và lặng lẽ”. Chính Xuân Quỳnh đã hóa thân vào những con sóng để nói lên tình yêu của mình.
Những khám phá riêng của mỗi bài thơ về đất nước, quê hương qua bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi) với đoạn trích Đất nước trong trường ca Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm).
Câu thơ "Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn" (Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm) có nét tương đồng với những lời ca dao nào? Phân tích ngắn gọn ý nghĩa câu thơ này trong sự đối chiếu, so sánh với những bài ca dao mà anh chị đã liên tưởng.
Anh/chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?
Em yêu mơ ước đủ màu
Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua
Em yêu câu hát ơi à
Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa