Cho dãy các chất: (1) phenyl propionat, (2) tripanmitin, (3) amoni gluconat, (4) axit glutamic, (5) Ala-Val, (6) axit ađipic. Số chất tác dụng với NaOH dư trong dung dịch theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2 là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Cho dãy gồm các chất: (1) metyl benzoat, (2) axit glutamic, (3) tripanmitin, (4) Ala-Ala, (5) phenylamoni clorua.
Số chất tác dụng với NaOH dư trong dung dịch theo tỉ lệ số mol tương ứng 1 : 2 là
A. 1
B. 4.
C. 2
D. 3
Cho dãy gồm các chất: (1) phenyl axetat, (2) alanin, (3) triolein, (4) Gly-Gly, (5) axit panmitic.
Số chất tác dụng với NaOH dư trong dung dịch theo tỉ lệ số mol 1 : 1 là
A. 2.
B. 3.
C. 4
D. 1
Chất X là một loại thuốc cảm có công thức phân tử C9H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH thu được 1 mol chất Y, 1 mol chất Z và 2 mol H2O. Nung Y với hỗn hợp CaO/NaOH thu được parafin đơn giản nhất. Chất Z phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được hợp chất hữu cơ tạp chức T không có khả năng tráng gương. Có các phát biểu sau:
(a) Chất X phản ứng với NaOH (t°) theo tỉ lệ mol 1 : 2.
(b) Chất Y có tính axit mạnh hơn H2CO3.
(c) Chất Z có công thức phân tử C7H4O4Na2.
(d) Chất T không tác dụng với CH3COOH nhưng có phản ứng với CH3OH (H2SO4 đặc, to).
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hợp chất X có công thức phân tử C6H8O6. X phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 3 và phản ứng với AgNO3/NH3 theo tỉ lệ mol 1 : 6. X không phản ứng với NaHCO3. Có các kết luận sau:
(1) X có chứa liên kết ba đầu mạch.
(2) X có chứa nhóm chức axit cacboxylic.
(3) X có chứa nhóm chức este.
(4) X có nhóm chức anđehit.
(5) X là hợp chất đa chức.
Số kết luận đúng về X là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Có các phát biểu:
(1) oxi hóa anđehit fomic và axit fomic bằng AgNO3/ NH3 dư đều được muối amoni cacbonat.
(2) Axeton, phenol trong công nghiệp đều thu được từ phản ứng oxi hóa cumen.
(3) Cô cạn dung dịch sau phản ứng giữa 1 mol axit amino axetic với 0,5 mol NaOH được chất rắn chứa 2 chất
(4) Trong phản ứng este hóa CH3COOH tách H; C2H5OH tách –OH tạo etyl axetat.
(5) Trong công nghiệp, điều chế axit axetic từ phản ứng của methanol với CO/xt.
Số phát biểu đúng là:
A. 5
B. 3
C. 4
D. 2
Chất X là một loại thuốc cảm có công thức phân tử C9H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH thu được 1 mol chất Y, 1 mol chất Z và 2 mol H2O. Nung Y với hỗn hợp vôi tôi xút (dư), thu được hidrocacbon đơn giản nhất. Chất Z phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được hợp chất hữu cơ tạp chức T không có khả năng tráng bạc. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất X phản ứng với NaOH (t0) theo tỉ lệ mol 1 : 2
(b) Chất Y có tính axit mạnh hơn H2CO3.
(c) Chất Z có công thức phân tử C7H4O4Na2.
(d) Chất T không tác dụng với CH3COOH nhưng có phản ứng với CH3OH (H2SO4 đặc, t0).
Số phát biểu đúng là:
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2
X và Y là hai hợp chất hữu cơ chứa C, H, O và chỉ có một loại nhóm chức. Khi tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thì từ 1 mol hỗn hợp X và Y tạo ra 4 mol Ag. Mặt khác khi đốt cháy X và Y thì tỉ lệ số mol O2 phản ứng và số mol CO2; H2O hình thành như sau:
- Với X: n C O 2 : n H 2 O = 1 : 1
- Với Y: n O 2 : n C O 2 : n H 2 O = 3 : 4 : 2
Công thức cấu tạo của X và Y là:
A. HCHO và CH3CHO
B. HCHO và CH2(CHO)2
C. HCHOvà (CHO)2
D. (CHO)2 và CH2(CHO)2
Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hợp chất hữu cơ A chỉ chứa C, H, O với khí oxi theo tỉ lệ mol phản ứng là 1:2. Toàn bộ sản phẩm cháy được cho qua bình 1 đựng dung dịch PdCl2 dư rồi qua bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau thí nghiệm, bình 1 tăng 0,2 gam và xuất hiện 10,6 gam kết tủa. Bình 2 có 15 gam kết tủa. Công thức phân tử của chất hữu cơ A là
A. C3H6O2
B. C3H4O2
C. C2H6O
D. C2H4O