Đun nóng từng chất sau với lượng dư dung dịch HCl loãng: (1) anilin, (2) tinh bột, (3) Ala-Ala, (4) anbumin, (5) policaproamit, (6) poli(hexametylen ađipamit). Sau khi phản ứng kết thúc, số chất xảy ra sự thủy phân liên kết peptit là
A. 3.
B. 4.
C. 2
D. 5.
Cho dãy gồm các chất: (1) axit glutamic, (2) anilin, (3) Ala-Ala, (4) poli(hexametylen ađipamit), (5) saccarozơ. Số chất có khả năng tác dụng với dung dịch HCl là
A. 5
B. 3
C. 4.
D. 2
Cho dãy các chất: (1) metyl acrylat, (2) triolein, (3) saccarozơ, (4) metylamin, (5) Gly-Ala, (6) poli(hexametylen ađipamit).
Số chất bị thủy phân khi đun nóng trong môi trường axit là
A. 3.
B. 6
C. 4
D. 5
Cho các chất sau: (1) tripanmitin, (2) anilin, (3) xenlulozơ, (4) Ala-Val, (5) poli(hexametylen ađipamit).
Số chất bị thủy phân hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 dư, thu được sản phẩm có chứa muối là
A. 5
B. 3
C. 2.
D. 4
Cho dãy gồm các chất: (1) metyl benzoat, (2) axit glutamic, (3) tripanmitin, (4) Ala-Ala, (5) phenylamoni clorua.
Số chất tác dụng với NaOH dư trong dung dịch theo tỉ lệ số mol tương ứng 1 : 2 là
A. 1
B. 4.
C. 2
D. 3
Cho dãy các chất: (1) phenyl propionat, (2) tripanmitin, (3) amoni gluconat, (4) axit glutamic, (5) Ala-Val, (6) axit ađipic. Số chất tác dụng với NaOH dư trong dung dịch theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2 là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Cho các nhận xét sau:
(1) Thủy phân saccarozơ và xenlulozơ với xúc tác axit đều thu được cùng một loại monosaccarit.
(2) Từ caprolactam bằng phản ứng trùng ngưng trong điều kiện thích hợp người ta thu được tơ capron.
(3) Tính bazơ của các amin giảm dần: đimetylamin > metylamin > anilin > điphenylamin.
(4) Muối mononatri của axit 2-aminopentanđioic dùng làm gia vị thức ăn, còn được gọi là bột ngọt hay mì chính.
(5) Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thu được 2 đipeptit là đồng phân của nhau.
(6) Cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu xanh thẫm.
(7) Peptit mà trong phân tử chứa 2, 3, 4 nhóm -NH-CO- lần lượt gọi là đipeptit, tripeptit và tetrapeptit.
(8) Glucozơ, axit glutamic, sobitol, fructozơ đều là các hợp chất hữu cơ tạp chức.
(9) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu sản xuất tơ nhân tạo.
(10) Etyl butirat có mùi dứa chín và là đồng phân của isoamyl axetat.
Số nhận xét đúng là:
A. 4
B. 5
C. 3
D. 2
Cho các nhận xét sau:
(1) Thủy phân saccarozơ và xenlulozơ với xúc tác axit đều thu được cùng một loại monosaccarit.
(2) Từ caprolactam bằng phản ứng trùng ngưng trong điều kiện thích hợp người ta thu được tơ capron.
(3) Tính bazơ của các amin giảm dần: đimetylamin > metylamin > anilin > điphenylamin.
(4) Muối mononatri của axit 2-aminopentanđioic dùng làm gia vị thức ăn, còn được gọi là bột ngọt hay mì chính.
(5) Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thu được 2 đipeptit là đồng phân của nhau.
(6) Cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu xanh thẫm.
(7) Peptit mà trong phân tử chứa 2, 3, 4 nhóm -NH-CO- lần lượt gọi là đipeptit, tripeptit và tetrapeptit.
(8) Glucozơ, axit glutamic, sobitol, fructozơ đều là các hợp chất hữu cơ tạp chức.
(9) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu sản xuất tơ nhân tạo.
(10) Etyl butirat có mùi dứa chín và là đồng phân của isoamyl axetat.
Số nhận xét đúng là:
A. 4
B. 5
C. 3
D. 2
Cho các nhận xét sau:
(1) Có thể tạo được tối đa 2 đipeptit từ phản ứng trùng ngưng hỗn hợp Ala và Gly.
(2) Khác với axit axetic, amino axit có thể phản ứng với axit HCl và tham gia phản ứng trùng ngưng.
(3) Giống với axit axetic, amino axit có thể tác dụng với bazơ tạo ra muối và nước.
(4) Axit axetic và axit α-aminoglutaric có thể làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
(5) Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Phe-Tyr-Gly-Lys-Gly-Phe-Tyr có thể thu được 6 tripeptit có chứa Gly.
(6) Cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu tím.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
A. 3.
B. 6.
C. 4.
D. 5.