Cho các đặc điểm
1. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza kết hợp với đầu 5’ trên mạch gốc.
2. Trong quá trình phiên mã, enzim ARN pôlimeraza có chức năng tổng hợp đoạn mồi.
3. Gen được mã hóa liên tục.
4. Phân tử ADN mạch thẳng dạng xoắn kép.
Có bao nhiêu nhận xét đúng khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực?
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Khi nói về thể truyền plasmit trong kĩ thuật chuyển gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nếu không có thể truyền plasmit thì gen cần chuyển sẽ không vào được trong tế bào nhận.
(2) Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được nhân lên và tạo nhiều sản phẩm trong tế bào nhận.
(3) Thể truyền plasmit là phân tử ADN vòng, kép có trong tế bào chất của vi khuẩn.
(4) Thể truyền plasmit có thể nhân đôi độc lập so với ADN vùng nhân của vi khuẩn.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng với ADN ở sinh vật nhân thực?
I. Có cấu trúc xoắn kép, gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit xoắn với nhau.
II. Các bazơ trên 2 mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A - U, G - X và ngược lại.
III. Có thể có mạch thẳng hoặc mạch vòng.
IV. Trên mỗi phân tử ADN chứa nhiều gen.
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
Trong kĩ thuật chuyển gen, người ta thường sử dụng plasmit làm vecto chuyển gen. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về plasmit?
(1) Là phân tử ADN nhỏ, mạch đơn và mạch vòng.
(2) Tồn tại trong tế bào chất của vi khuẩn.
(3) Mỗi tế bào vi khuẩn chỉ có một plasmit.
(4) Trên plasmit chứa gen chống chịu như gen kháng thuốc kháng sinh, gen kháng nhiệt,…
(5) Plasmit có khả năng tự nhân đôi độc lập với hệ gen của tế bào.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Xét các phát biểu sau
(1). Mã di truyền có tính thoái hoá tức là một mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số loại axit amin
(2). Tất cả các ADN đều có cấu trúc mạch kép
(3). Phân tử tARN đều có cấu trúc mạch kép và đều có liên kết hiđrô
(4). Ở trong cùng một tế bào, ADN là loại axit nucleic có kích thước lớn nhất
(5). ARN thông tin có cấu trúc mạch thẳng
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Đánh giá tính chính xác của các nội dung sau
(1) ADN tái tổ hợp phải từ hai nguồn ADN có quan hệ loài gần gũi.
(2) Gen đánh dấu có chức năng phát hiện tế bào đã nhận ADN tái tổ hợp.
(3) Plasmit là thể truyền duy nhất được sử dụng trong kĩ thuật chuyền gen.
(4) Các đoạn ADN được nối lại với nhau nhờ xúc tác của enzim ADN - ligaza.
A. (1) đúng, (2) đúng, (3) sai, (4) sai.
B. (1) đúng, (2) đúng, (3) đúng, (4) sai.
C. (1) sai, (2) đúng, (3) sai, (4) sai.
D. (1) sai, (2) đúng, (3) sai, (4) đúng.
Khi nói về ADN ngoài nhân ở sinh vật, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Gen ngoài nhân đều có thể bị đột biến nhưng không thể di truyền cho thế hệ sau.
(2) ADN ngoài nhân có thể nhân đôi độc lập với ADN ở trong NST.
(3) ADN ti thể và ADN lục lạp đều có cấu trúc dạng thẳng còn ADN plasmit có cấu trúc dạng vòng.
(4) ADN ngoài nhân có hàm lượng không ổn định và được phân bố đều cho các tế bào con.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Cho một số phát biểu sau đây về các gen trên ADN vùng nhân của tế bào nhân sơ?
(1) Một số gen không có vùng vận hành.
(2) Các gen đều được nhân đôi và phiên mã cùng một lúc.
(3) Các gen đều có cấu trúc dạng vòng.
(4) Số lượng gen điều hòa thường ít hơn gen cấu trúc.
(5) Các gen có thể có một hoặc nhiều alen trong cùng một tế bào.
(6) Các gen đều có cấu trúc mạch kép.
Số phát biểu đúng là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Cho các nhận định sau về quá trình phiên mã:
1. Quá trình phiên mã là quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn 5’ – 3’ của ADN.
2. Mỗi tARN đều chứa một codon đặc hiệu có thể nhận ra và bắt đôi bổ sung với bộ ba tương ứng trên mARN.
3. Riboxom gồm hai tiểu đơn vị luôn liên kết với nhau.
4. Trong quá trình phiên mã, trước hết enzim ADN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra hai mạch mã gốc của gen.
5. Ở tế bào nhân thực, mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ các intron, nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng thành.
Số nhận định sai về quá trình phiên mã là:
A. 3
B. 2
C. 5
D. 4