Câu 1: Cho 20 gam hỗn hợp axit axetic và rượu etylic tác dụng với magie thu được 2,24lít khí hiđro (đktc). Tính thành phần phần trăm về khối lượng từng chất có trong hỗn hợp.
PHẦN 2: TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM) Câu 1. Điều nào sau đây là đúngkhi nói về từ trường?
A. Từ trường có ở xung quanh Trái Đất.
B. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
C. Từ trường có thể tác dụng lực lên nam châm thử đặt trong nó.
D. Từ trường là một dạng vật chất đặc biệt tồn tại xung quanh nam châm.
Câu 2. Bóng đèn có điện trở 8Ωvà cường độ dòng điện định mức là 2A. Tính công suất định mức của bóng đèn.
A. 0,5W
B. 4W
C. 16W
D. 32W
Câu 3. Để biết nơi nào đó có từ trường hay không ta dùng dụngcụ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Nam châm thử.
B. Điện kế.
C. Ampe kế.
D. Vôn kế.
Câu 4. Hai điện trở R1, R2 mắc song song với nhau. Biết R1= 6Ω, điện trở tương đương của mạch là Rtđ= 3Ω. Thì R2là:
A. R2= 4Ω
B. R2= 6Ω
C. R2= 3,5Ω
D. R2= 2 Ω
Câu 5. Trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp, cường độ dòng điện:
A. có giá trị như nhau tại mỗi điểm.
B. đi qua điện trở có giá trị lớn hơn thì lớn hơn.
C. đi qua điện trở có giá trị nhỏ hơn thì lớn hơn
D. có giá trị hoàn toàn khác nhau tại mỗi điểm
Câu 6. Một mạch điện gồm hai điện trở R1và R2 mắc song song với nhau. Khi mắc vào một hiệu điện thế U thì cường độ dòng điện chạy qua mạch chính là: I = 1,2A và cường độ dòng điện chạy qua R2là I2= 0,5A. Cường độ dòng điện chạy qua R1là:
A. I1= 0,8A
B. I1= 0,7A
C. I1= 0,6A
D. I1= 0,5A
Câu 7. Một điện trở con chạy được quấn bằng dây hợp kim nicrôm có điện trởsuấtρ = 1,1.10-6 Ω.m, đường kính tiết diện d= 0,5mm, chiều dài dây là 6,28 m. Điện trở lớn nhất của biến trở là:
A. 35,2 Ω
B. 352 Ω
C. 3,52Ω
D. 3,52.10-3 Ω
Câu 8. Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở, đại lượng nào sau đây sẽ thay đổi:
A. Điện trở suất của chất làm biến trở của dây dẫn.
B. Tiết diện dây dẫn của biến trở.
C. Nhiệt độ của biến trở.
D. Chiều dài dây dẫn của biến trở.
PHẦN 3: TỰ LUẬN (4 ĐIỂM)
Câu 1:(1,0 điểm)Đèn compact có kích thước nhỏ, gọn, hoạt động ổn định, hiệu suất sử dụng cao nhưng phạm vi chiếu sáng hẹp và khi một bộ phận của đèn hỏng phải mua đèn khác với giá khá cao. Đèn ống có kích thước lớn, có nhiều bộ phận nên đèn có thể hoạt động không ổn định nhưng đèn ống có phạm vi chiếu sáng rộng hơn, khi một bộ phận của đèn hỏng chỉ cần thay thế bộ phận đó. Em hãy:
a)Nêu một ưu điểm và một nhược điểm của mỗi đèn,
b)Cho biết loại đèn nào dùng trong lớp học, loại đèn nào dùng cho bàn học để có hiệuquả cao nhất?
Câu 2: (1,0 điểm)Một dây dẫn đồng chất có điện trở suất 0,6.10-8Ω.m, tiết điện đều 0,1 mm2, chiều dài 10m. Em hãy tính điện trở của dây dẫn này.
Câu 3:(2,0 điểm)Đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1=40 Ω và R2= 60 Ω mắc song song. Đặt hiệu điện thế không đổi bằng 12 V giữa hai đầu đoạn mạch AB.
a)Tính điện trở tương đương của đoạn mạch và cường độ dòng điện trong mạch chính.
b)Tính điện năng tiêu thụ của toàn mạch trong 45 phút theo đơn vị kW
Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với mỗi phần 1, 2, 3, 4 để thành câu so sánh
a) Thấu kính thường làm bằng thủy tinh
b) Mỗi thấu kính có tiêu cự không thay đổi được
c) Các thấu kính có thể có tiêu cự khác nhau
d) Muốn hứng ảnh thật cho bởi thấu kính, người ta di chuyển màn ảnh sau thấu kính
1. Còn thể thủy tinh chỉ có tiêu cự vào cỡ 2cm.
2. Còn muốn cho ảnh hiện trên màn lưới cố định, mắt phải điều tiết để thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh.
3. Còn thể thủy tinh được cấu tạo bởi một chất trong suốt và mềm.
4. Còn thể thủy tinh có tiêu cự có thể thay đổi được.
Cho 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự 12cm,vẽ hình nêu tính chất của ảnh và tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính trong các trường hợp sau: a) Vật cách thấu kính 18cm b)Vật cách thấu kính 8cm
Hãy so sánh độ tăng nhiệt độ của tấm kim loại trong hai trường hợp (bảng 1 SGK) và rút ra kết luận về khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng của các vật màu đen và màu trắng.
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có khả năng nhiễm từ và trở thành nam châm vĩnh cửu?
A. Một vòng dây dẫn bằng thép được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa.
B. Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa.
C. Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một đầu của nam châm điện mạnh trong thời gian dài, rồi đưa ra xa.
D. Một lõi sắt non được đặt trong lòng một cuộn dây có dòng điện với cường độ lớn trong một thời gian dài, rồi đưa ra xa.
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có khả năng nhiễm từ và trở thành nam châm vĩnh cửu?
A. Một vòng dây dẫn bằng thép được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa
B. Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa
C. Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một đầu của nam châm điện mạnh trong thời gian dài, rồi đưa ra xa
D. Một lõi sắt non được đặt trong lòng một cuộn dây có dòng điện với cường độ lớn trong một thời gian dài, rồi đưa ra xa
Cho các trường hợp có lực điện từ tác dụng sau đây:
Các trường hợp có lực điện từ thẳng đứng hướng lên trên hình vẽ gồm:
A. a, b
B. c, d
C. a
D. Không có
Cho các trường hợp có lực điện từ tác dụng sau đây:
Các trường hợp có lực điện từ thẳng đứng hướng xuống trên hình vẽ gồm:
A. a
B. c, d
C. a, b
D. Không có