Cho hỗn hợp gồm bột nhôm và oxit sắt. Thực hiện hoàn toàn phản ứng nhiệt nhôm (giả sử chỉ có phản ứng oxit sắt thành Fe) thu được hỗn hợp chất rắn B có khối lượng 19,82 g. Chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: cho tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH thu được 1,68 lít khí H2 (đktc).
- Phần 2: cho tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl thì có 3,472 lít khí H2 (đktc) thoát ra.
Công thức của oxit sắt là
A. Fe2O3.
B. Fe3O4.
C. FeO.
D. Không xác định được.
Cho 41,68 gam hỗn hợp F gồm Fe3O4 và kim loại M vào dung dịch HNO3 50,4% đun nóng khuấy đều hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,032 lít NO2 (đktc), dung dịch G và 17,28 gam kim loại M. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch G thu được kết tủa K. Nung K trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 24,72 gam chất rắn R. Biết M có hóa trị không đổi trong các phản ứng trên, khí NO2là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Khối lượng dung dịch HNO350,4% tối thiểu để hòa tan hoàn toàn 41,68 gam hỗn hợp F là
A. 112,5 gam
B. 95,0 gam
C. 85,0 gam
D. 125,0 gam
Cho m gam hỗn hợp X gồm các kim loại Zn, Cr, Sn có số mol bằng nhau tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng , nóng thu được dung dịch Y và khí H2. Cô cạn dung dịch Y thu được 8,98 g muối khan. Nếu cho m g hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với O2 dư để tạo hỗn hợp 3 oxit thì thể tích khí O2 ở đktc đã phản ứng là
A. 2,016 lít
B. 0,672 lít
C. 1,344 lít
D. 1,008 lít
Cho từ từ V lít hỗn hợp khí CO, H2 đi qua ống sứ đựng 16,8 gam hỗn hợp 3 oxit CuO, Fe2O3, Al2O3. Sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí và hơi nặng hơn hỗn hợp CO, H2 ban đầu 0,32g. Giá trị của V và khối lượng chất rắn còn lại trong ống sứ sau khi nung nóng lần lượt là
A. 4,48 lít và 13,6g.
B. 0,448 lít và 16,48g.
C. 0,336 lít và 16,56g.
D. 0,112 lít và 16g.
Cho 39,84 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và kim loại M vào dung dịch HNO3 đun nóng, khuấy đều hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít NO2 sản phẩm khử duy nhất (ở đktc), dung dịch G và 3,84 gam kim loại M. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch G thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 40 gam chất rắn R. Biết M có hóa trị không đổi trong các phản ứng trên. Phần trăm khối lượng của M trong X gần nhất với giá trị nào sau đây:
A. 40%.
B. 32%.
C. 10%.
D. 50%.
Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp A gồm Al và một oxit sắt thu được hỗn hợp chất rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch C, phần không tan D và 0,672 lít khí H2 (đktc). Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch C đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất rồi lọc và nung kết tủa đến khối lượng không đổi được 5,1 gam chất rắn. Phần không tan D cho tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng. Sau phản ứng chỉ thu được dung dịch E chứa một muối sắt duy nhất và 2,688 lít khí SO2 duy nhất (đktc). (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn; dung dịch E không hòa tan được bột Cu). Thành phần % khối lượng của oxit sắt trong hỗn hợp A là
A. 76,19%.
B. 70,33%.
C. 23,81%.
D. 29,67%.
Cho O3 dư vào bình kín chứa hỗn hợp Fe và Cu rồi nung nóng tới phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn tăng 5,12 gam và thu được m gam hỗn hợp oxit. Mặt khác, cho hỗn hợp kim loại trên vào dung dịch HNO3 thu được 2,688 (lít) khí NO đktc (sản phẩm khử duy nhất) và 2m/7 gam chất rắn chỉ chứa một kim loại. Giá trị m gần nhất với
A. 15,0
B. 20,0
C. 25,0
D. 26,0
Cho O3 dư vào bình kín chứa hỗn hợp Fe và Cu rồi nung nóng tới phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn tăng 5,12 gam và thu được m gam hỗn hợp oxit. Mặt khác, cho hỗn hợp kim loại trên vào dung dịch HNO3 thu được 2,688 (lít) khí NO đktc (sản phẩm khử duy nhất) và 2m/7 gam chất rắn chỉ chứa một kim loại. Giá trị m gần nhất với
A.15,0.
B. 20,0.
C. 25,0.
D. 26,0.
Thổi từ từ V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO và H2 đi qua ống đựng 16,8 gam hỗn hợp 3 oxit CuO, Fe3O4, Al2O3 nung nóng, phản ứng hoàn toàn. Sau phản ứng thu được m gam chất rắn và một hỗn hợp khí nặng hơn khối lượng của hỗn hợp V là 0,32 gam. Tính V và m
A. 0,224 lít và 14,48 gam
B. 0,672 lít và 18,46 gam
C. 0,112 lít và 12,28 gam
D. 0,448 lít và 16,48 gam