Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa hai muối AgNO3 0,15M và Cu(NO3)2 0,1M, sau một thời gian thu được 3,84 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch X. Cho 3,25 gam bột Zn vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,895 gam hỗn hợp kim loại và dung dịch Y. Giá trị của m là
A. 0,560
B. 2,240
C. 2,800
D. 1,435
Hòa tan hết m gam hỗn hợp rắn A gồm Mg, Cu(NO3)2, Fe, FeCO3 vào dung dịch chứa H2SO4 và 0,045 mol NaNO3 thu được dung dịch B chỉ chứa 62,605 gam các muối và thấy thoát ra 3,808 lít (đktc) hỗn hợp khí C gồm N2, NO2, N2O, NO, H2, CO2 có tỉ khối so với H2 bằng 304 17 (trong C có chứa 0,02 mol H2). Cho dung dịch NaOH 1M vào dung dịch B đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất là 31,72 gam thì dùng hết 865 ml. Mặt khác, cho 94,64 gam BaCl2 vào B sau đó cho tiếp AgNO3 dư vào thì thu được 256,04 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 28,4.
B. 27,2
C. 32,8
D. 34,6.
Dẫn luồng khí CO qua ống sứ đựng 57,52 gam hỗn hợp A gồm CuO, Fe3O4 sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn B và hỗn hợp khí C gồm 2 khí. Cho C phản ứng với dung dịch chứa 0,16 mol NaOH thì thu được 10,96 gam 2 muối. Hòa tan B trong 500 ml dung dịch HNO3 4,2M, phản ứng hoàn toàn tạo thành dung dịch D chỉ chứa các muối và 5,16 gam hỗn hợp khí E trong đó Nitơ chiếm 4900/129% về khối lượng (không chứa nguyên tử H). Cho rằng thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Khối lượng muối (gam) Fe(NO3)3 trong D là
A. 116,16
B. 26,62
C. 36,30
D. 77,44
Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 59,4
B. 64,8.
C. 32,4.
D. 54,0.
Hòa tan 54,24 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe3O4, MgCO3 và Fe(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 31,858% về khối lượng hỗn hợp) vào dung dịch chứa 0,04 mol NaNO3 và 2,24 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và 0,16 mol hỗn hợp khí Z gồm 2 khí có tỉ khối so với He bằng 11. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y, kết thúc phản ứng, thấy thoát ra 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được 334,4 gam kết tủa. Nếu cô cạn dung dịch Y thu được 111,44 gam muối. Phần trăm khối lượng của Fe3O4 có trong hỗn hợp X là
A. 25,66%.
B. 28,32%.
C. 39,82%.
D. 6,19%.
X là hỗn hợp các muối Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, Mg(NO3)2 trong đó O chiếm 55,68% về khối lượng. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch chứa 50 gam muối, lọc kết tủa thu được đem nung trong chân không đến khối lượng không đổi thu được m gam oxit. Giá trị của m là
A. 31,44.
B. 18,68.
C. 23,32.
D. 12,88.
Tiến hành hai thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M;
Thí nghiệm 2: cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Giá trị của V1 so với V2 là
A. V1 = V2
B. V1 = 10V2
C. V1 = 5V2
D. V1 = 2V2
Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ một thời gian, thu được dung dịch X chứa 2 chất tan có cùng nồng độ mol, đồng thời khối lượng dung dịch giảm 9,28 gam so với ban đầu. Cho 2,8 gam bột Fe vào dung dịch X, sau phản ứng thu được NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5, dung dịch Y và chất rắn Z. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch Y là
A. 11,48
B. 15,08
C. 10,24
D. 13,64
Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 320 ml dung dịch KHSO4 IM. Sau phản úng, thu được dung dịch Y chúa 59,04 gam muối trung hòa và 896 ml NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc). Y phản ứng vừa đủ vối 0,44 mol NaOH. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khôi lượng của Fe(NO3)2 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 63
B. 18
C. 73
D. 20