hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A gồm Al và 1 kim loại M hóa trị II trong dung dịch ( loãng)vừa đủ thu được dung dịch B và khí C , cho B tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2 thấy tách ra 93,2g kết tủa trắng . lọc lấy kết tủa rồi cô cạn nước lọc thu được 57,4g. muối khan
a . tính V khí C thoát ra (đktc) và kim loại của mỗi hỗn hợp A ?
b . xác định kim loại M ? nếu trong hỗn hợp A số mol kim loại M lớn hơn 33,33% số mol của Al
Câu 1. Cho kim loại Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Cho
X đi qua dung dung dịch KOH. Sau phản ứng thu được kết tủa Y, lọc kết tủa nung trong điều kiện
không có không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z. Xác định Z và viết các
phương trình hóa học xảy ra.
Cho 8,3 gam hỗn hợp hai kim loại đều có hoá trị III là X và Y (có tỉ lệ số mol là 1:1) tác dụng vừa đủ với 6,72 lít khí clo. Sau đó hoà tan toàn bộ muối tạo ra trong nước (dư) được 250 ml dung dịch. Xác định hai kim loại và nồng độ mol mỗi muối trong dung dịch thu được.
Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3, MCl (M là kim loại kiềm). Hòa tan hoàn toàn 30,15 gam hỗn hợp X trong V ml dung dịch HCl 10,52% (D = 1,05g/ml) thu được dung dịch Y và 5,6 lít CO2 (đktc). Chia Y thành 2 phần bằng nhau.
– Phần 1: tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 1M thu được m gam muối.
– Phần 2: tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư thu được 50,225 gam kết tủa.
a. Xác định tên kim loại M.
b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của từng chất trong hỗn hợp X.
c. Tính V và m.
Cho 3,64 gam hỗn hợp E gồm một oxit, một hiđroxit và một muối cacbonat trung hòa của một kim loại M có hóa trị II tác dụng vừa đủ với 117,6 gam dung dịch H2SO4 10%. Sau phản ứng, thu được 0,448 lít khí (đktc) và dung dịch muối duy nhất có nồng độ 10,867% (khối lượng riêng là 1,093 gam/ml); nồng độ mol là 0,545M.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra và xác định kim loại M.
b) Tính % khối lượng của các chất có trong hỗn hợp E.
Hòa tan hòa toàn a gam kim loại M (có hóa trị không đổi) vào b gam dung dịch HCl thu được dung dịch D. Thêm 179,88 gam dung dịch NaHCO3 9,34% vào dung dịch D thì vừa đủ tác dụng hết với lượng HCl dư, thu được dung dịch E. Trong dung dịch E nồng độ phần trăm của NaCl và muối clorua của kim loại M tương ứng là 2,378% và 7,724%. Thêm tiếp một lượng dư dung dịch NaOH vào E, sau đố lọc kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi thì thu được 16,0 gam chất rắn. Xác định kim loại M và nồng độ phần trăm của dung dịch axit clohiđric đã dùng?
Hòa tan hoàn toàn 13,3 g hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm A, Al và Fe bằng dung dịch H2SO4 29,4% vừa đủ thu được 10,08 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 34,2% cho tới khi gốc sunfat kết tủa vừa hết thì thu được dung dịch E và kết tủa F. Lọc lấy kết tủa F đem nung trong không khí tới khối lượng không đổi thu được 117,95 g chất rắn.
1) Xác định kim loại A. Biết rằng trong hỗn hợp X tỉ lệ số mol của Al và Fe tương ứng là 2:1.
2) Tính thành phần phần trăm khối lượng các chất có trong hỗn hợp X.
3) Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch E.
Cho 1,6 gam một oxit kim loại phản ứng với CO dư thu được chất rắn A và hỗn hợp khí B. Cho B tác dụng với dung dịch chứa 0,025 mol Ca(OH)2 thu được 2 gam kết tủa. Chất rắn A tác dụng với dung dịch HCl thu được 448ml khí. Xác định công thức của oxit kim loại, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Cho 2,4 gam kim loại M tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thì thu được 0.1 (mol) khí H2 đktc. Xác định kim loại M