Cho 0,01 mol Fe vào 50ml dung dịch AgNO3 1M khi phản ứng kết thúc khối lượng AgNO3 thu được là:
A. 3,6
B. 3,24
C. 2,16
D. 1,08
Cho 2,7 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, thu được dung dịch Y và 2,84 gam chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư). Sau khi các phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn giảm 0,28 gam và dung dịch thu được chỉ chứa một muối duy nhất. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là:
A. 58,52%
B. 51,85%
C. 48,15%
D. 41,48%
Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7:3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. Giá trị của m là:
A. 448
B. 40,5
C. 33,6
D. 50,4
Cho 0,02 mol Fe vào dung dịch chứa 0,045 mol AgNO3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng Ag thu được là:
A. 4,32
B. 2,16
C. 1,08
D. 4,86
cho hỗn hợp gồm 2,7 gam Al và 11,2 gam Fe vào dung dịch chứa 0,6 mol AgNO3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toán thu được chất rắn X. Khối lượng chất rắn X là?
A. 67,5 gam B. 64,8 gam C. 67,6 gam D. 70,4 gam
Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO. Cho 25,4 gam X phản ứng với CO nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho Z tác dụng với dung dịch Ba(OH)2dư, thu được 9,85 gam kết tủa. Hòa tan hết Y trong 120 gam dung dịch HNO3 63% đun nóng thu được dung dịch T và 3,92 lít (đktc) khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Cho V (lít) dung dịch NaOH 1M vào dung dịch T, phản ứng hoàn toàn tạo ra kết tủa với khối lượng lớn nhất. Phần trăm khối lượng Fe3O4 và giá trị V nhỏ nhất là
A. 20,54% và 0,525
B. 20,54% và 1,025
C. 68,5% và 1,025
D. 68,5% và 0,525
Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là:
A. 360
B. 240
C. 400
D. 120
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm a mol Fe, b mol Cu và c mol Fe(NO3)2 trong dung dịch HCl dư. Sau khi kết thúc phản ứng thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất), dung dịch Y chỉ chứa 2 muối và HCl dư. Dung dịch Y không có khả năng hòa tan bột Cu. Biểu thức liên hệ giữa a, b, c là
A. a = 2(3c – b).
B. b = 3(2c – a)/2.
C. c = (a + b)/3.
D. b = 3(2c – a).
Cho m (g) Fe vào dung dịch chứa 1,38 mol HNO3, đun nóng đến kết thúc phản ứng còn 0,75m (g) chất rắn không tan và có 0,38 mol hỗn hợp khí No, NO2 thoát ra ở (dktc). Giá trị của m là:
A. 70
B. 56
C. 84
D. 112