Đáp án
Chỉ ra kiểu câu và hành động nói trong câu sau (1đ): Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?
→ Kiểu câu nghi vấn (0.5đ)
→ Hành động hỏi (0.5đ)
Đáp án
Chỉ ra kiểu câu và hành động nói trong câu sau (1đ): Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?
→ Kiểu câu nghi vấn (0.5đ)
→ Hành động hỏi (0.5đ)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha:
(1)- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?
Chị Dậu khẽ gạt nước mắt:
- Không đau con ạ !
(2)- Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?(3) Hay là u thương chúng con đói quá?
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
a) Trong đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn? Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?
b) Câu nghi vấn trong đoạn trích trên dùng để làm gì?
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 6 đến câu 8:
“Tôi bật cười bảo lão (1):
- Sao cụ lo xa quá thế(2)? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ (3)! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay (4) ! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại (5) ?
- Không, ông giáo ạ (6)! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu (7)?
(Nam Cao, Lão Hạc)
Câu văn (2) là câu nghi vấn thuộc kiểu hành động nói gì?
A. Hỏi
B. Điều khiển
C. Hứa hẹn
D. Bộc lộ cảm xúc
Căn cứ vào mục đích nói , câu : Các khanh nghĩ thế nào ? Thuộc kiểu câu gì ? Chỉ ra kiểu hành động nói của câu văn
Chỉ ra các hành động nói trong đoạn trích sau và cho biết mục đích của mỗi hành động.
Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:
- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ?
Điểm thêm một “giây” nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:
- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.
Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và oà lên khóc.
[…] Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:
- U nhất định bán con đấy ư ? U không cho con ở nhà nữa ư ? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!…
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Xác định các kiểu câu và các hành động nói trong đoạn văn sau:
“Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ (1):
– Này, u ăn đi! (2)”
(Trích “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố)
1) Xét theo mục đích nói, câu " Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay !" thuộc kiểu câu nào và thực hiện hành động nói gì ?
A. Câu trần thuật và thực hiện hành động nói bộc lộ cảm xúc .
B. Câu nghi vấn và thực hiện hành động nói điều khiển.
C. Câu cảm thán và thực hiện hành động nói trình bày.
D. Câu trần thuật và thực hiện hành động nói.
2) Câu nào dưới đây, không dùng để thông báo ?
A. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân ( Hồ Chí Minh )
B. Lão muốn ngài nhấc hộ bó củi lên cho lão.( Tôn - xtoi ).
C. Làng tôi vốn làm nghề chài lưới ( Tế Hanh ).
D. Sáng ra bờ suối, tối vào hang ( Hồ Chí Minh ).
3) Trong các câu phủ định sau, câu phủ định nào dùng để miêu tả ?
A. Trong tù không rượu cũng không hoa. ( Hồ Chí Minh )
B. Em không cho bán chị Tý. ( Ngô Tất Tố )
C. Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu. ( Nam Cao )
D. Không, đôi giày không làm ngài đau đâu mà ( Mô-li-e )
Câu 2: (3đ) Chỉ ra mối quan hệ giữa các vế của câu ghép trong các câu sau:
a. Các em phải cố gắng học để cha mẹ vui lòng.
b. Chị không nói gì nữa và chị lại khóc.
c. Tôi nói mãi nhưng nó không nghe tôi nên nó thi trượt.
d. Một chiếc xe đạp chạy vào sân, một chiếc khác đến đỗ bên cạnh nó.
e. Nếu tôi học giỏi thì cha mẹ vui lòng.
Câu 4. Đọc đoạn trích sau và xác định các kiểu câu .
+ Tôi bật cười bảo lão.
+ Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ!
+ Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay!
+ Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại?
+ Không ông giáo ạ!
+ Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
Tôi bật cười bảo lão (1):
- Sao cụ lo xa thế (2) ? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ (3) ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay (4) ! Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại (5) ?
- Không, ông giáo ạ (6) ! ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu (7) ?
(Nam Cao, Lão Hạc)
a) Trong những câu trên, câu nào là câu trần thuật, câu nào là câu cầu khiến, câu nào là câu nghi vấn?
b) Câu nào trong số những câu nghi vấn trên được dùng để hỏi (điều băn khoăn cần được giải đáp)?
c) Câu nào trong số những câu nghi vấn trên không được dùng để hỏi? Nó được dùng để làm gì?