Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
tuananh vu

chế độ khoa cử dưới thời Lê sơ đc tổ chưccs như thế nào? em hãy nêu Nội dung của các kì thi dưới Lê sơ

Long Sơn
15 tháng 2 2022 lúc 21:04

Tham khảo

 

- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long; ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.

- Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Đạo Nho chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.

- Thời Lê sơ (1428 - 1527), tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.

 

Milly BLINK ARMY 97
15 tháng 2 2022 lúc 21:05

- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long; ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.

- Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho.

Dark_Hole
15 tháng 2 2022 lúc 21:08

Tham khảo:

Việc tuyển dụng quan lại vào bộ máy chính quyền có 3 đường:

Đỗ đạt qua thi cử

Nhờ quan lại đề cử có bảo đảm (bảo cử)

Lấy con cháu công thần hưởng tập tước

Trong ba con đường trên, con đường khoa cử là quan trọng nhất, được triều đình đề cao, chú trọng.

Ngay từ năm 1426, khi khởi nghĩa Lam Sơn chưa kết thúc, Lê Lợi tiến ra Bồ Đề đã mở kỳ thi đặc biệt, lấy đỗ 30 người. Từ khi nhà Lê chính thức thành lập, việc tổ chức các khoa thi diễn ra đều đặn định kỳ.

Có 3 kỳ thi chính và quan trọng nhất là thi Hương, thi Hội và thi Đình

Tài liệu học tập, giảng dạy và thi cử chính thức gồm có:

Tứ thư

Ngũ Kinh

Ngọc đường văn phạm

Văn hiến thông khảo

Văn tuyển

Cương mục

Bắc sử (Sử Trung Quốc)

Phương pháp giáo dục chỉ có 2 nguyên tắc chủ chốt là học thuộc lòng và trừng phạt bằng roi vọt. Ngoài ra, còn nguyên tắc lặp lại tư tưởng cổ nhân và biểu diễn bằng những câu sáo rỗng.

Dưới thời Lê sơ nói chung và trong thời trị vì của Lê Thánh Tông nói riêng, Nho giáo chiếm vị trí độc tôn;Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chếPhật giáo bị đẩy lui xuống sinh hoạt ở các làng xã, trong khi đó Nho giáo lại được coi trọng và lên ngôi, đặc biệt là khu vực triều đình và giới nho học.

Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Đào Duy Anh, hệ thống Nho giáo này do nhà Lê bắt chước theo nhà Minh của Trung Quốc. Người học không được phát huy ý kiến riêng của mình. Kiểu người điển hình do phương pháp giáo dục này đào tạo là người hủ nho hoàn toàn trung thành với chế độ quân chủ nhà Lê.


Các câu hỏi tương tự
ccccccaaaaaaddđ
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Võ Thị Mạnh
Xem chi tiết
DonanHuy
Xem chi tiết
Trần Ngọc Linh
Xem chi tiết
phap
Xem chi tiết
Nguyễn DUC TOM
Xem chi tiết
Đuc Lee
Xem chi tiết