Đáp án: C
Chất khí có tính chất dễ nén, khi áp suất tác dụng lên một lượng khí tăng thì thể tích của khí giảm đáng kể.
Đáp án: C
Chất khí có tính chất dễ nén, khi áp suất tác dụng lên một lượng khí tăng thì thể tích của khí giảm đáng kể.
Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của chất ở thể khí ?
A. Có hình dạng và thể tích riêng.
B. Có các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn độn.
C. Có thể nén được dễ dàng.
D. Có lực tương tác phân tử nhỏ hơn lực tương tác phân tử ở thể rắn và thể lỏng.
Câu nào sau đây nói về chuyển động phân tử ở các thể khác nhau là không đúng ?
A. Các phân tử chất rắn dao động xung quanh các vị trí cân bằng xác định.
B. Các phân tử chất lỏng dao động xung quanh các vị trí cân bằng có thể di chuyển được.
C. Các phân tử chất khí không dao động xung quanh các vị trí cân bằng.
D. Các phân tử chất rắn, chất lỏng và chất khí đều chuyển động hỗn độn như nhau.
Câu nào dưới đây là không đúng khi nói về sự bay hơi của các chất lỏng?
A. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở bề mặt chất lỏng .
B. Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí sang thể lỏng là sự ngưng tụ. Sự ngưng tụ luôn xảy ra kèm theo sự bay hơi.
C. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.
D. Sự bay hơi của chất lỏng xảy ra ở nhiệt độ bất kì.
Chất lỏng làm dính ướt chất rắn là do:
A. Lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau nhỏ hơn lực hút giữa các phân tử chất rắn với các phân tử chất lỏng
B. Lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau lớn hơn lực hút giữa các phân tử chất rắn với các phân tử chất lỏng
C. Chất lỏng sử dụng là nước
D. Chất rắn thuộc loại dễ dính ướt
Ở điều kiện nào, chất khí hòa tan vào chất lỏng nhiều hơn?
A. Áp suất cao và nhiệt độ cao.
B. Áp suất cao và nhiệt độ thấp.
C. Áp suất thấp và nhiệt độ cao.
D. Áp suất thấp và nhiệt độ thấp.
Phân loại các chất rắn theo cách nào dưới đây là đúng?
A. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn vô định hình.
B. Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.
C. Chất rắn đa tinh thể và chất rắn vô định hình.
D. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể.
Xét các tính chất sau đây của các phân tử:
(I) chuyển động không ngừng.
(II) tương tác với nhau bằng lực hút và lực đẩy.
(III) khi chuyển động va chạm với nhau.
Các phân tử chất rắn, chất lỏng có cùng tính chất nào?
A. (I) và (II)
B. (II) và (III)
C. (III) và (I)
D. (I), (II) và (III)
Nguyên nhân của hiện tượng dính ướt và không dính ướt giữa chất lỏng và chất rắn là:
A. Lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng và chất rắn.
B. Bề mặt tiếp xúc
C. Bề mặt khum lồi của chất lỏng
D. Bề mặt khum lõm của chất lỏng.
Nguyên nhân của hiện tượng dính ướt và không dính ướt giữa chất lỏng và chất rắn là:
A. Lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng và chất rắn.
B. Bề mặt tiếp xúc.
C. Bề mặt khum lồi của chất lỏng.
D. Bề mặt khum lõm của chất lỏng.
Câu nào dưới đây là không đúng khi nói về lực căng bề mặt của chất lỏng ?
A. Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng có phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt của chất lỏng.
B. Lực căng bề mặt luôn có phương vuông góc với bề mặt chất lỏng.
C. Lực căng bề mặt có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng.
D. Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng có độ lớn f tỉ lệ với độ dài l của đoạn đường đó.