Đáp án B
Cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng của môi trường chủ yếu nhờ tế bào lông hút
Đáp án B
Cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng của môi trường chủ yếu nhờ tế bào lông hút
Khi giải thích vì sao dịch của tế bào biểu bì rễ ưu trương so với dung dịch đất, nhận định nào dưới đây là chính xác?
1. Quá trình thoát hơi nước ở lá hút nước lên phía trên, làm giảm hàm lượng nước trong tế bào lông hút.
2. Nước từ mạch gỗ bị hao hụt dần do dòng nước dịch chuyển từ mạch gỗ qua tế bào lông hút ra môi trường nước.
3. Nồng độ các chất tan (axit hữu cơ, đường đơn, đường đôi,... là sản phẩm của các quá trình chuyển hoá vật chất trong cây, các ion khoáng được rễ hấp thụ vào) cao.
4. Các chất thải trong cây được tập trung về tế bào lông hút để đào thải ra ngoài môi trường đất
A. 1, 3.
B. 1, 2.
C. 2, 4.
D. 3, 4
Giả sử nồng độ Ca2+ ở trong tế bào lông hút của rễ cây là 0,03M. Rễ cây sẽ không thể hấp thụ thụ động ion Ca2+ khi cây sống trong môi trường có nồng độ Ca2+ nào sau đây?
A. 0,04M.
B. 0,035M
C. 0,02M
D. 0,06M
Cho các nhận định sau:
I. Nước luôn xâm nhập thụ động theo cơ chế thẩm thấu từ đất vào rễ
II. Con đường gian bào vận chuyển nước và ion khoáng đến nội bì thì bị đai Caspari chặn lại và chuyển sang con đường tế bào chất
III. Cả 2 con đường gian bào và con đường tế bào chất đều điều chỉnh được dòng vận chuyển vào trung trụ.
IV. Các ion khoáng được hấp thụ từ đất vào tế bào lông hút của rễ theo 2 cơ chế: thẩm thấu và chủ động.
Số nhận định đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Rễ thực vật trên cạn phát triển thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng, số phát biểu về khả năng thích nghi của rễ?
I. Rễ đâm sâu, rộng làm tăng bề mặt hấp thụ.
II. Phát triển với số lượng lớn tế bào lông hút.
III. Có sự xuất hiện rễ chống giúp cây đứng vững.
IV. Rễ phát triển sâu và rộng giúp cây đứng vững trong môi trường.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút ở rễ cây phù hợp với chức năng hấp thụ nước là
A. Thành tế bào mỏng, có thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn
B. Thành tế bào dày, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn
C. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm nhỏ
D. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn
Khi nói đến tính trọng lực ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hướng trọng lực là phản ứng của cây đối với trọng lực.
II. Đỉnh rễ hướng trọng lực dương, đỉnh thân hướng trọng lực âm.
III. Rễ cây hướng trọng lực âm, đâm sâu xuống đất giúp cây đứng vững.
IV. Tế bào rễ cây mặt sáng ít auxin hơn tế bào mặt tối của rễ, mà nồng độ auxin tế bào rễ cao làm ức chế, nên tế bào phía tối sinh trưởng kéo dài tế bào nhanh hơn phía sáng.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Trong các thành phần sau, thứ tự đúng về thành phần hình thành con đường vận chuyển nước, muối khoáng từ lông hút vào mạch gỗ của rễ ?
(1) Lông hút (2) mạch gỗ (3) khoảng gian bào và các tế bào vỏ
(4) tế bào nội bì (5) trung trụ (6) tế bào chất các tế bào vỏ
A. Con đường gian bào: (1)→(3)→(4)→(5)→(2); con đường tế bào chất (1)→(6)→(5)→(4)→(2)
B. Con đường gian bào: (1)→(3)→(4)→(5)→(2); con đường tế bào chất (1)→(6)→(4)→(5)→(2)
C. Con đường gian bào: (1)→(3)→(5)→(4)→(2); con đường tế bào chất (1)→(6)→(4)→(5)→(2)
D. Con đường gian bào: (1)→(4)→(3)→(5)→(2); con đường tế bào chất (1)→(6)→(4)→(5)→(2)
Khi nói về đặc điểm của tế bào lông hút liên quan đến quá trình hấp thụ nước ở rễ. phát biểu nào sau đây sai ?
A. Chỉ có một không bào trung tâm lớn
B. Thành tế bào mỏng không thấm cutin
C. Có nhiều không bào lớn
D. Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp mạnh của rễ
Sự hấp thụ ion khoáng thụ động của tế bào rễ cây phụ thuộc vào?
A. hoạt động trao đổi chất.
B. chênh lệch nồng độ ion.
C. cung cấp năng lượng.
D. hoạt động thẩm thấu.
Áp suất rễ do nguyên nhân nào?
I. Lực hút bên trên của quá trình thoát hơi nước.
II. Độ chênh lệch giữa áp suất thẩm thấu của mô rễ so với môi trường đất.
III. Sự tăng dần áp suất thẩm thấu của mô rễ từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ.
IV. Môi trường đất không có nồng độ, còn dịch tế bào rễ có nồng độ dịch bào.
Có bao nhiêu ý đúng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4