PHẦN 1: VĂN HỌC
Câu 1: Nêu vài nét chính về cuộc đời và sự nghiêp của tác giả Lí Bạch.
Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ ‘Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của nhà thơ Đỗ Phủ.
Câu 3: Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã thể hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?
Câu 4: Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh).
Câu 5: Văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” (Thạch Lam) được viết theo thể loại nào? Tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chính?
Câu 6: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“... Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”
a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Trong đoạn trích tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Hiệu
quả của nó.
1 . Hãy chép lại chính xác 2 bài thơ ''Cảnh khuya'' và bản dịch thơ của ''Rằm tháng giêng''
2. Cho biết tác giả , hoàn cảnh sáng tác của 2 bài thơ trên . Tinh thần của Bác được bộc lộ và thể hiện như thế nào ?
3. Trong hai câu thơ đầu của bài thơ Cảnh khuya, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ . Hãy chỉ ra và nêu tác dụng
4. Cho câu chủ đề : '' Cả hai bài thơ vừa mang vẻ đẹp cổ điển , vừa mang vẻ đẹp hiện đại'' Em hãy viết tiếp 1 đoạn văn khoảng 8 câu làm sáng tỏ ý trên.
a. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo câu thơ trên, cho biết các câu thơ em vừa chép
thuộc bài thơ nào, nêu hoàn cảnh sáng tác, tác giả, thể thơ, phương thức biểu đạt
của văn bản.
b. Trong câu thơ đề bài cho, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác
dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
c. Hãy viết một đoạn văn khoảng từ 8 – 10 câu nêu cảm nhận của em về bài thơ vừa
chép. ( đoạn văn có sử dụng 1 từ ghép đẳng lập, 1 điệp ngữ- gạch chân chú thích)
1. Điểm nào chung nhất của 2 bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng?
2. Câu thơ '' Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa " có mấy từ ghép?
3. Bài thơ Cnhr khuya sử dụng biện pháp tu từ nào là chính ?
4. Câu thơ " Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà " có mấy động từ ?
5. Hãy giải thích nhan đề của bài thơ Hồi hương ngẫu thư
6. 2 bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng của Hồ chủ tịch có điểm nào giống với bài thơ Cảm nghĩ trong đêm trăng thanh tĩnh ?
7. Các bài thơ Bài ca Côn Sơn và Qua đèo ngang có điểm chung nào ?
8. Gỉa thích nghĩa của từ thanh khiết, lễ nghi
Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà”, biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng từ câu thơ thứ 2 đến câu thơ thứ 7 là gì?
A.
So sánh
B.
Liệt kê.
C.
Ẩn dụ
D.
Hoán dụ
Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong 2 câu thơ đầu bài thơ “Cảnh khuya”? Phân tích hiệu quả của phép tu từ đó.
chỉ ra các biện pháp nghệ thuật ở 3 câu thơ cuối trong khổ thơ đầu của bài thơ Tiếng Gà Trưa và nêu tác dụng của nghệ thuật ấy
Cho câu thơ:
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn"
a. Chép tiếp những dòng thơ còn lại để hoàn chỉnh bài thơ. Xác định tên bài thơ và tác giả của bài thơ.
b. Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Dấu hiệu nhận biết thể thơ đó?
c. Xác định thành ngữ được tác giả sử dụng trong bài thơ.
d. Giải thích nghĩa của thành ngữ vừa tìm được.
e. Tại sao nói đây là bài thơ đa nghĩa?
PHẦN I (3,0 điểm)
Cho câu thơ sau:
“Cháu chiến đấu hôm nay”
Câu 1: Chép chính xác năm câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ cuối của bài thơ “Tiếng gà trưa”. (1 điểm)
Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ vừa chép. (1 điểm)
Câu 3:
a) Tình cảm gia đình có ý nghĩa rất lớn trong cuộc đời mỗi con người. Kể tên một văn bản trong chương trình Ngữ văn 7 em đã học cũng viết về tình cảm thiêng liêng này, nêu rõ tên tác giả.
b) Ghi lại một số câu văn (câu thơ) về tình cảm gia đình (1,0 điểm)
PHẦN II (7,0 điểm)
Câu 1: Là một học sinh em cần làm gì để bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước. Em hãy nêu những việc làm cụ thể của mình bằng đoạn văn khoảng 4 – 5 câu (trong đó có sử dụng ít nhất một quan hệ từ). Gạch chân dưới những quan hệ từ đó. (2,0 điểm)
Câu 2: Viết bài văn nêu cảm nghĩ về bài thơ “Rằm tháng giêng” của tác giả Hồ Chí Minh. (5 điểm)
GIÚP MÌNH VỚI Ạ