Câu1( 5điểm ): Lúc 6h, người đi xe đạp thứ nhất đi từ thành phố A về phía thành phố B ở cách thành phố A 114 km với vận tốc 18km/h. Lúc 7h một người đi xe máy đi từ thành phố B về thành phố A với vận tốc 30km/h.
1. Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ nơi gặp nhau cách A bao nhiêu km?
2. Trên đường đi có người đi xe đạp thứ 2 xuất phát lúc 7h, luôn ở giữa hai xe sao cho khoảng cách từ người đi xe đạp thứ hai đến người đi xe đạp thứ nhất gấp 2 lần khoảng cách từ người đi xe đạp thứ hai đến người đi xe máy. Hỏi:
a. Vận tốc của người đi xe đạp thứ 2 là bao nhiêu?
b. Điểm khởi hành của người đi xe đạp thứ 2 cách A bao nhiêu km?
c. Người đi xe đạp thứ 2 đi theo hướng nào?
Câu 2( 3điểm ): Một tòa nhà cao 10 tầng, mỗi tầng cao 3,5m. Một thang máy chở tối đa được 20 người, mỗi người có khối lượng trung bình 50 kg. Mỗi chuyến lên tầng 10 nếu không dừng ở các tầng khác mất 1 phút. Bỏ qua khối lượng của thang máy.
a. Công suất tối thiểu của động cơ là bao nhiêu?
b. Để đảm bảo an toàn, người ta dùng một động cơ có công suất gấp đôi mức tối thiểu trên. Biết rằng giá 1Kwh điện là 1000đ, 1Kwh =3600000J. Hỏi chi phí tiền điện cho mỗi chuyến thang máy chở số người trên đi lên tầng 10 là bao nhiêu?
Câu 3( 2điểm ): a. Giải thích tại sao cứ vài ngày sau khi bơm căng săm xe đạp, dù không sử dụng săm xe vẫn bị xẹp xuống?
b. Gạo đang được nấu thành cơm và gạo vừa xát được lấy từ máy xát ra đều nóng lên. Hỏi về mặt thay đổi nhiệt năng thì có gì giống và khác nhau?
Độ cao của tòa nhà : h = 9.3,5=31,5(m)
Trọng lượng của mỗi chuyến lên của thang máy là
P=10.m=10.(50.20)=10000(N)P=10.m=10.(50.20)=10000(N)
1p=60(s)
Công của thang máy là: A=P.h=10000.31,5=315000(J)A=P.h=10000.31,5=315000(J)
Công suất tối thiểu của thang máy là
\(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{315000}{60}=5250\left(W\right)\)
b) Công suất của động cơ mới là
\(P=5250.2=10500\left(W\right)\)
Công của động cơ mới là
\(A=P.t=10500.60=630000\left(J\right)\)
Chi phí cho mỗi chuyến lên tầng 10 là
\(\dfrac{630000}{3600000}.1000=0,175.1000=175\left(đ\right)\)
Bỏ bài lúc nãy giùm t sửa lại thành bài này :)))
Câu 3 :
a,Giữa các phân tử của chất cấu tạo nên săm xe đạp có khoảng cách , nên các phân tử khí thoát ra các khe hở đó rồi tiếp tục đi ra ngoài , làm cho săm xe đạp xẹp xuống dù không sử dụng .
b, Giống nhau : Cả hai trường hợp nhiệt năng của gạo đều tăng .
Khác nhau :
+ Khi nấu nhiệt năng của gạo tăng là do truyền nhiệt .
+ Khi xay xát nhiệt năng của gạo tăng là do thực hiện công .
có trên mạng
Câu 1
1) Gọi gốc thời gian lúc 7h, gốc vị trí tại A. Chiều chuyển động từ A đến B là chiều dương.
Sau thời gian t(h) vị trí của người đi xe đạp thứ nhất; người đi xe đạp máy lần lượt là:
S1 = v1. ( t + 1 ) = 18. ( t + 1 )
S2 = 114 – v2.t = 114 – 30t
Hai xe gặp nhau khi S1 = S2 => v1. ( t + 1 ) = 114 – 30t
Giải phương trình tìm ra t = 2h. Vậy hai xe gặp nhau lúc 7h + 2h = 9h
Vị trí gặp nhau cách A một đoạn S1 = 18. (2+1) = 54Km
2)
Để người đi xe đạp thứ 2 luôn ở giữa hai xe sao cho khoảng cách từ người đi xe đạp thứ hai đến người đi xe đạp thứ nhất bằng hai lần khoảng cách từ người đi xe đạp thứ hai đến người đi xe máy thì sau thời gian t(h) người xe đạp thứ 2 cách A là:
S3 = s1 + \(\dfrac{\left(s_2-s_1\right).2}{3}\)
= 18. ( t + 1 ) + \(\dfrac{114-30t-18t-18}{3}.2\)
=82-14t
a)Vận tốc của người đi xe đạp thứ hai là 14km/h
b) Người đi xe đạp thứ hai chuyển động theo chiều từ B về A
c) Người đi xe đạp thứ hai xuất phát từ vị trí cách A
82km
Có trên net
Câu 3:
a)
- Do các phân tử không khí luôn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía.
- Do giữa các phân tử cao su cấu tạo nên săm xe có khoảng cách.
Vì thế các phân tử không khí có thể lọt qua các khoảng cách của các phân tử cao su để ra ngoài làm cho săm xe xẹp dần
b)Giống nhau: Trong cả hai trường hợp nhiệt năng đều tăng
Khác nhau:
+ Gạo đang nấu thành cơm thì nhiệt năng tăng là do truyền nhiệt.
+ Gạo vừa xát xong và được lấy từ máy xát ra nhiệt năng tăng là do thực hiện công
Câu 3 : a) Do giữa các phân tử của chất làm săm xe có khoảng cách nên các phân tử khí qua đó lọt ra ngoài.
b) Giống nhau: nhiệt năng của gạo đều tăng.
Khác nhau:+) Khi nấu nhiệt năng tăng là do truyền nhiệt.
+) Khi cọ xát nhiệt năng tăng là do thực hiện công
Câu 1:
1. Khi người đi xe máy bắt đầu đi thì người đi xe đạp đã đi được quãng đường là:
\(S_1=V_1.t_1=18.\left(7-6\right)=18\left(km\right)\)
Lúc này khoảng cách của 2 người là:
\(S_2=S-S_1=114-18=96\left(km\right)\)
Thời gian để 2 xe gặp nhau là:
\(t=\dfrac{S_2}{V_2-V_1}=\dfrac{96}{30+18}=2\left(h\right)\)
Lúc đó là:
\(t+7=2+7=9\left(giờ\right)\)
Nơi gặp nhau cách A là:
\(S_3=V_1.\left(t+t_1\right)=18.\left(2+1\right)=54\left(km\right)\)
2.
a,Nơi gặp nhau cách B là:
\(S_4=S-S_3=114-54=60\left(km\right)\)
Vì người đi xe đạp 2 luôn cách đều 2 người còn lại nên họ gặp nhau tại điểm cách B \(60km\), cách A \(54km\)
\(\Rightarrow\) Thời gian của người đi xe đạp 2 chính là: \(t=2\left(h\right)\)
Quãng đường người đi xe đạp 2 đi được là:
\(DG=S_4-DB=60-48=12\)(D là điểm khởi đầu đi của người đi xe đạp 2, G là điểm mà họ gặp nhau)
Vận tốc của người đi xe đạp 2 là:
\(V_3=\dfrac{DG}{t}=\dfrac{12}{2}=6\)(km/h)
b, Vì D là điểm khởi hành của người đi xe đạp 2 mà \(DG=12\left(km\right)\)
\(\Rightarrow AD=AG+DG=54+12=66\left(km\right)\)
Vậy điểm khởi hành của người đó cách \(A=66\left(km\right)\)
c, Do \(V_1=30\)km/h\(>V_2=18\)km/h
\(\Rightarrow\) Người đi xe đạp 2 phải đi theo hướng về phía A.
Độ cao của tòa nhà : h = 9.3,5=31,5(m)
Trọng lượng của mỗi chuyến lên của thang máy là
\(P=10.m=10.\left(50.20\right)=10000\left(N\right)\)
1p=60(s)
Công của thang máy là: \(A=P.h=10000.31,5=315000\left(J\right)\)
Công suất tối thiểu của thang máy là
\(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{315000}{60}=5250\left(W\right)\)
Chi phí cho mỗi chuyển lên tầng 10 là
\(\dfrac{315000}{3600000}.1000=0,0875.1000=87,5\left(đ\right)\)
Câu 2:
a) Để lên cao đến tầng 10, thang máy phải vượt qua 9 tầng. Vậy độ cao mà thang máy lên được là
h = 3,5.9 = 31,5 m
Khối lượng của 20 người là
m = 50. 20 = 1000kg => P = 10000N
Vậy công tối thiểu cần phải tiêu tốn trong mỗi lần lên thang máy là
A = P.h = 10000. 31,5 = 315000J
Đổi : 1 phút=60 giây
Công suất tối thiểu của động cơ kéo thang lên là
P = A/t=A/60 = 5250w
b)
Công suất của động cơ bằng 2 lần công suất tối thiếu nên công thực hiện của động cơ cũng bằng 2 lần công tối thiểu
Ađc = 2.A = 315000. 2 = 630000J
Chi phí cho mỗi lần lên thang máy
T = 630000/3600000. 1000 = 175đ