Các câu (a) và (b) sau đây có gì khác nhau? Chọn câu thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn bên dưới.
a) Tôi thấy một anh Bọ Ngựa trịnh trọng tiến vào.
b) Tôi thấy trịnh trọng một anh Bọ Ngựa tiến vào.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Tôi chỉ quan niệm được một cách đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ. Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tùy. Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay; ta dừng lại ở tất cả mọi khía cạnh. Tôi nhìn thấy một dòng sông ư, tôi đi men theo sông; một khu rừng rậm ư, tôi đi vào dưới bóng cây; một hang động ư, tôi đến tham quan; một mỏ đá ư, tôi xem xét các khoáng sản. Bất cứ nơi đâu tôi thích, tôi lưu lại đấy. Hễ lúc nào tôi thấy chán, tôi bỏ đi luôn. Tôi chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm.
a. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? tác giả là ai?
b. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên.
c. Nội dung của đoạn văn trên.
d. Qua đoạn văn trên em hiểu gì về con người tác giả?
Bài 1: Hãy chuyển những câu kể sau đây thành những câu văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm
a) Tôi nhìn theo cái bóng của thằng bé đang khuất dần cuối con đường.
b) Tôi ngước nhìn lên, thấy vòm phượng vĩ, đã nở hoa từ bao giờ.
c) Nghe tiếng hò của cô lái đò trong bóng chiều tà, lòng chợt buồn nhớ quê.
d) Cô bé lặng lẽ theo dõi cánh chim nhỏ trên bầu trời.
Bài 2: Chuyển câu kể sau đây thành đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả biểu cảm.
'' Hôm nay, trong giờ học ngữ văn, khi cô giáo kiểm tra bài cũ tôi đã đạt được điểm tốt''
Trật tự từ của câu nào sau đây có ý nghĩa nhấn mạnh đặc điểm của sự vật được nói đến?
A. Xanh xanh bãi mía bờ dâu.
|
B. Nó mở to đôi mắt, khẽ reo lên một tiếng thú vị.
|
C. Xem bảng điểm xong, tôi thở phào, ngực nhẹ hẳn đi.
|
D. Những buổi trưa hè đầy nắng, mặt sông như rộng ra, lấp lóa ánh mặt trời. |
Bài 1: Phần trích sau sử dụng nhiều trường từ vựng, hãy tìm các từ thuộc
một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng ấy.
“Hằng năm cứ vào cuối thu, là ngoài đường rụng nhiều và trên không có những
đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu
trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi
như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng …Những ý tưởng ấy tôi
chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết.
Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường,
lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đấy sương thu và gió
lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường
này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung
quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi
học…” (Trích Ngữ văn 8, tập một— NXB Giáo dục, 2016)
Trong những đoạn trích sau đây, câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó.
a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
b) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi:
- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
c) Có anh chàng nọ tính tình rất keo kiệt. Một hôm đi đò qua sông, anh chàng khát nước bèn cúi xuống, lấy tay vục nước sông uống. Chẳng may quá đà, anh ta lộn cổ xuống sông. Một người ngồi cạnh thấy thế, vội giơ tay hét lên:
- Đưa tay cho tôi mau!
Anh chàng sắp chìm nghỉm nhưng vẫn không chịu nắm tay người kia. Bỗng một người có vẻ quen biết anh chàng chạy lại, nói:
- Cầm lấy tay tôi này!
Tức thì, anh ta cố ngoi lên, nắm chặt lấy tay người nọ và được cứu thoát […].
(Theo Ngữ văn 6, tập một)
Trong những cụm từ in đậm của câu văn dưới đây, trật tự cụm từ nào thể hiện thứ bậc quan trọng của sự việc được nói đến?
A. Theo sau thống lí là một lũ thống quan (một chức việc như phó lí), xéo phải (như trưởng thôn) và một bọn thị sống vẫn thường ra vào hầu hạ, ăn thịt, uống rượu, hút thuốc phiện nhà thống lí. (Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ)
B. Chị Hoàng cười như nhiều quá, phát ho, chảy cả nước mắt ra ngoài. (Nam Cao, Đôi mắt)
C. Bà lão lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cài nồi khói bốc lên nghi ngút. (Kim Lân, Vợ nhặt)
D. Người Việt khô khốc, thèm tắm và rất thèm vào bếp lục cơm nguội. (Nguyễn Thi, Những đứa con trong gia đình)
BT2: Đọc ngữ liệu sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới: “Hằng năm cứ vào cuối thu…….Hôm nay tôi đi học”.a. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Của ai? Xác định thể loại văn bản?b. Chỉ ra những phương thức biểu đạt đc sử dụng trong đoạn văn.c. Tìm câu mở rộng thành phần và xác định cụm C-V mở rộng thành phần trong câu đó.d. Tìm và xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong long tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.e. Câu văn “Hằng năm cứ vào cuối thu khi lá ngoài đường rụng nhiều và trên ko có những đám mây bang bạc, long tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” gợi cho em cảm xúc gì?
Câu 7: Chỉ ra công dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong câu văn sau (0.5 diem): Còn người em, anh tự nói với bản thân mình: “Tôi không thể từ bỏ sự tin tưởng của những người xung quanh và của chính tôi”.