Cho đoạn văn sau: "Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...). Mặt đất đó kiệt sức bỗng thức dậy, õu yếm đón lấy nhữ iọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đó mang lại cho Chúng cỏi sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt."viết về thiên nhiên, đoạn văn khiến chúng ta liên tưởng đến 1 đạo lý tốt đẹp của con người. đó là đạo lí nào? bằng 1 đoạn văn hoanrgk 10 câu, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về sự cần thiết của đạo lí sống ấy trong cuộc sống con người
Cho đoạn thơ
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không…
1. Cho biết tên bài thơ có những câu thơ trên?
-Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
2.Nhan đề bài thơ có gì lạ và có ý nghĩa thế nào?
3. Ghi lại nội dung của đoạn thơ trên bằng một câu văn hoàn chỉnh ?
4.Trong bài thơ, tiếng chim tu hú xuất hiện mấy lần? Sự lặp lại âm thanh tiếng chim tu
hú trong bài thơ có ý nghĩa gì?
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi :
" không có gì tự đến đâu con Quả muốn ngọt phải trải qua tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lữa
Mùa bội thu trải một nắng hai sương
không có gì tự đến giẫu bình thường
Phải bằng cả đôi tay và nghị lực
Như con chim suốt ngày chọn hạt
Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kì
Câu 1 : Xác định thể thơ và phương thứ biểu đạt chính của đoạn thơ trên
Câu 2 : Từ đoạn thiw trên em có suy nghĩ gì về thái độ cần có của mỗi người khi đứng trước khó khăn thử thách
Câu 3. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất. Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được những làn hương ấy. Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm. Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà… hai tay mình như cũng biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi. Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió… Hương làng ơi cứ thơm mãi nhé! (Theo Băng Sơn)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính và nêu ý nghĩa của văn bản trên.
b. Đặt nhan đề cho văn bản trên.
c. Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập 2 (kèm tên tác giả) có liên quan đến chủ đề của văn bản trên.
d. Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói của các câu in đậm trong văn bản.
Bài 1: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8- 10 câu) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thay đổi cách nhìn cuộc sống theo hướng tích cực. Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi Con gió vô tình thái mạnh sáng nay Con bằng thấy tóc thầy bạc trắng Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phần Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi Bao năm rồi? Đã bao năm rồi hợp Thầy ơi ... Lớp học trò ra đi, còn thấy ở lại Mái chào đó là những viên phần trăng Và thầy là người đưa đò căn màn Cho chúng con định hưởng tương lai Thời gian oi xin dùng lại dùng trời Cho chúng con khoanh tay củi đầu lần nữa Gọi tiếng thầy với tất cả tình yêu. Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì? Câu 3: Xác định một đại tử và một quan hệ từ có trong bài thơ trên và đặt câu với chúng Câu 4: Xác định phép tu từ và tác dụng của nó trong 2 câu thơ sâu Mái chèo đó là những viên phần trăng Và thay là người đưa đò căn mặn Câu 5: Nếu nội dung chính của bài thơ Câu 6: Từ nội dung bài thơ trên, em rút ra được bài học gì đối với bản thân mình trong cách cô giáo THAY (Ngân Hoàng) ứng xử với thấy Câu 7. Từ bài thơ trên, em hãy viết đoạn văn (8-10 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình thầy trò
Các câu dưới đây có thể nằm ở phần nào của bài thuyết minh về “Cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc”
“ Trạng thái: Rau chín mềm, tỉ lệ nước – cái là 1-1.
Màu sắc: rau xanh, nước trong.
Mùi vị: Canh thơm mùi đặc trưng của nguyên liệu, độ ngọt cao, vị vừa ăn.”
A. Nguyên liệu
B. Yêu cầu thành phẩm
C. Cách làm
D. Không nằm ở phần nào
Câu 1: Hãy nêu ý nghĩa của các từ: “khi,đang,dần, dậy, đầy, càng” được thi sĩ thể hiện như thế nào
Câu 2: Câu thơ:” Trời xanh càng rộng càng cao” có phải là câu ghép không? Vì sao?
Câu 3: Có thể coi câu: Khi con tu hú gọi bầy” là thành phần trạng ngữ được hay không
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
Phần II. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Con hãy yêu thương tất cả mọi người chung quanh mình và tận tình giúp đỡ họ khi mình có thể làm được. Con đừng tranh hơn với ai, hãy nhường nhịn cho họ hơn mình. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi nó được tưới mát bằng dòng nước của thương yêu. Không có thương yêu, thế giới này lập tức biến thành địa ngục. Con hãy luôn luôn để mắt xem mọi người đang cần gì và tìm cách giúp đỡ họ. Nhưng hãy giúp đỡ một cách kín đáo đừng khoe cho mọi người biết, khi chúng ta tự hào về lòng tốt của mình thì tình nhân ái chân thật đã biến mất mà niềm kiêu hãnh đã chiếm chỗ.” (“Trở lại thiên đường” - Việt Quang) 1. Theo em, nhân vật người mẹ trong đoạn văn trên đã dạy con điều gì? 2. Ghi lại một trường từ vựng trong đoạn trích trên. 3. Tại sao trong cuộc sống, con người lại cần phải có tình yêu thương? Hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy) trình bày ý kiến của em về vấn đề trên.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
“… Đã bao giờ bạn dành thời gian để ngắm một cây xương rồng rồi tự hỏi: “Tại sao cây xương rồng lại có thể sống trong bất kì thời tiết nào cũng được?”
Vâng, cây xương rồng tuy không nổi bật như hoa hồng, không tỏa ra những hương thơm nồng nàn như hoa huệ hay tinh khiết như một đóa sen mọc giữa bùn lầy. Ngược lại, trông nó lúc nào cũng xấu xí với những cái gai nhọn sắc và một thân hình thô kệch. Nhưng núp trong cái dáng vẻ xấu xí đó, là một sức sống mãnh liệt mà không một loài cây hoa nào có thể so sánh được!”
Câu 1 .Nêu nội dung đoạn trích trên. (1 điểm)