Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm trong những câu dưới đây.
a) Bà lão láng giếng lại lật đật chạy sang:
- Bác trai đã khá rồi chứ?
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
b) – Con chó là của cháy nó mua đấy chứ!... Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt…
(Nam Cao, Lão Hạc)
c) Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?
(Nam Cao, Lão Hạc)
d) Bỗng Thủy lại xịu mặt xuống:
- Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi.
(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
e) Cô giáo Tâm gỡ tay Thủy, đi lại phía bục, mở cặp lấy một quyển sổ cùng với chiếc bút máy nắp vàng đưa cho em tôi và nói:
- Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nhé!
(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
g) Em tôi sụt sịt bảo:
- Thôi thì anh cứ chia ra vậy.
(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
h) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi.
- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về được về nhà cơ mà.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
Chỉ ra các hành động nói và mục đích của mỗi hành động nói trong các đoạn trích sau:
a) Tiếng chó sủa vang các xóm.
Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang:
- Bác trai đã khá rồi chứ ?
- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.
- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn.
- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua đến giờ còn gì.
- Thế thì phải giục anh ấy ăn mau lên đi, kẻo nữa người ta sắp sửa kéo vào rồi đấy!
Rồi bà lão lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
b) Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:
- Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!
(Sự tích Hồ Gươm)
c) Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong. […]
- Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…
- Khốn nạn… Ông giáo ơi!… Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên.
(Nam Cao, Lão Hạc)
Trong văn bản "Tức nước vỡ bờ", nhà văn Ngô Tất Tố có đoạn kể:
Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang :
- Bác trai đã khá rồi chứ?
- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề, lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.
- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn?
- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã.
...Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt.
Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm:
- Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó, như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không.
1. Cho biết xuất xứ của văn bản “Tức nước vỡ bờ" và thể loại của tác phẩm có chứa văn bản này .
2. Đoạn trích trên kể về sự việc gì? Sự việc ấy xảy ra trong hoàn cảnh nào? Qua đó em thấy được nét đẹp nào của nhân vật chị Dậu.
3. Tìm trong đoạn trích trên: từ tượng hình,tượng thanh, trợ từ, thán từ , tình thái từ và một câu ghép .
4. Nêu công dụng của các dấu hai chấm trong đoạn trích trên
5. Kể tên một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 8 cũng viết về đề tài người nông dân. Cho biết tên tác giả.
6.Viết đoạn văn tổng phân hợp giới thiệu ( thuyết minh) về tác giả Ngô Tất Tố và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trong đoạn sử dụng một câu ghép và một trợ từ ( gạch chân và chú thích rõ).
Trong văn bản "Tức nước vỡ bờ", nhà văn Ngô Tất Tố có đoạn kể:
Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang :
- Bác trai đã khá rồi chứ?
- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề, lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.
- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn?
- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã.
...Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt.
Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm:
- Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó, như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không.
1. Đoạn trích trên kể về sự việc gì? Sự việc ấy xảy ra trong hoàn cảnh nào? Qua đó em thấy được nét đẹp nào của nhân vật chị Dậu.
2. Tìm trong đoạn trích trên: từ tượng hình,tượng thanh, trợ từ, thán từ , tình thái từ và một câu ghép .
3. Nêu công dụng của các dấu hai chấm trong đoạn trích trên
4. Kể tên một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 8 cũng viết về đề tài người nông dân. Cho biết tên tác giả.
Trong các câu văn đưới đây, câu nào được dùng theo lối gián tiếp?
- (1) Thong thả đã ! (2) Đi đâu mà vội ? (3) Chúng mình đi uống rượu … (4) Tôi có tiền…
(Nam Cao, Đời thừa)
A. Câu (1)
B. Câu (2)
C. Câu (3)
D. Câu (4)
Tìm câu ghép trong đoạn trích dưới đây. Cho biết trong mỗi câu ghép các vế câu được nối với nhau bằng những cách nào?
a) – Dần buông chị ra, đi con! Dần ngoan lắm nhỉ! U van Dần, u lạy Dần! Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không. Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)-
b) Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
d) Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bĩu môi và bảo:
- Lão làm bộ đấy!
(Nam Cao, Lão Hạc)
Cho đoạn văn sau:
“Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang: (1)
- Bác trai đã khá rồi chứ? (2)
- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. (3) Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm. (4).
- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. (5)
Xác định kiểu câu và kiểu hành động nói của các câu trong đoạn thoại trên?
Đọc những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
a) Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết… Một người như thế ấy!… Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!… Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…
(Nam Cao, Lão Hạc)
b) Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Thế Lữ , Nhớ rừng)
- Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cảm thán?
- Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán?
- Câu cảm thán dùng để làm gì? Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải một bài toán,… có thể dùng câu cảm thán không? Vì sao?
Cho đoạn văn sau:
“Bà lão láng giềng lại lật đật chạy sang: (1)
- Bác trai đã khá rồi chứ? (2)
- Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. (3) Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm. (4).
- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. (5)
Cho biết bà lão và chị Dậu mối người có mấy lượt lời trong đoạn văn trên?
xác định các kiểu câu đã học chia theo cấu tạo trong bài văn lão hạc của nam cao( 2 đoạn cuối thôi nhé) :
Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”.