Những tri thức về thiên văn, trồng trọt,… của người xưa đều được hình thành từ việc quan sát thời tiết, chu kì vận động của mặt trăng, mặc trời, sự đúc kết kinh nghiệm từ thực tế gieo trồng hàng năm… Điều này thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
B. Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
C. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.
Con người quan sát mặt trời, từ đó chế tạo các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Mục đích của nhận thức
B. Động lực của nhận thức
C. Cơ sở của nhận thức
D. Tiêu chuẩn của chân lí
Câu nào dưới đây không thể hiện vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước
B. Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng
C. Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão
D. Cái rang cái tóc là vóc con người
Luôn vận động và đặt ra những yêu cầu mới cho nhận thức là thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn?
A. Cơ sở của nhận thức
B. Mục đích của nhận thức
C. Động lực của nhận thức
D. Tiêu chuẩn của chân lí
Con người thám hiểm vòng quanh trái Đất và chụp ảnh trái đất từ vệ tinh. Điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Tiêu chuẩn của chân lí
B. Động lực của nhận thức
C. Cơ sở của nhận thức
D. Mục đích của nhận thức
Quan niệm nào sau đây khẳng định thực tiễn là cơ sở của nhận thức? *
A.Đồng cam cộng khổ.
B.Bán bà con xa, mua láng giềng gần.
C.Trời sinh voi, trời sinh cỏ.
D.Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Câu nào dưới đây không nói về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Học đi đôi với hành
B. Đi một ngày đàng, học một sang khôn
C. Trăm hay không bằng tay quen
D. Dốt đến đâu học lâu cũng biết
Triết học có vai trò nào dưới đây đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người?
A. Vai trò đánh giá và cải tạo thế giới đương đại.
B. Vai trò thế giới quan và phương pháp đánh giá.
C. Vai trò định hướng và phương pháp luận.
D. Vai trò thế giới quan và phương pháp luận chung.
Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
A. Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.
B. Thực tiễn quyết định toàn bộ nhận thức.
C. Thực tiễn là động lực của nhận thức.
D. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức.