Cặp quan hệ từ trong câu “Dù chúng có cao đến đâu chăng nữa, đứng xa thế cũng khó lòng trông thấy ngay được, nhưng tôi thì bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ.” biểu thị mối quan hệ gì?
A. Điều kiện – kết quả
B. Tăng tiến
C. Tương phản
D. Nguyên nhân – kết quả
Bài 4: Gạch dưới các đại từ có trong câu văn sau:
a) Nó không còn là hồ nước nữa, nó là cái giếng không đáy, ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.
b) Cô nhìn tôi như một người cho.
c) Nam ơi! Cậu được mấy điểm?
- Tớ được 10 điểm. Còn bạn?
- Tớ cũng vậy?
Bài 3: Gạch chân các tính từ trong câu văn “Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị loại ra khỏi dàn đồng ca của trường”
Các bạn giúp mik với nhé!
RỪNG PHƯƠNG NAM
Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Lạ quá, chim chóc chẳng con nào kêu. Hay vừa có tiếng chim kêu ở một nơi nào xa lắm, vì không chú ý mà tôi không nghe thấy chăng?
Gió bắt đầu nổi rào rào theo khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.
Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông đang nằm phơi lưng trên gốc cây mục. Sắc da lưng của chúng luôn luôn biến đổi từ xanh hoá vàng, từ vàng hoá đỏ, từ đỏ hoá tím xanh…Con Luốc động đậy cánh mũi rón rén bò tới. Khi nghe động tiếng chân của con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loại bò sát có bốn chân kia liền quét cái đuôi dài chạy tứ tán, con núp dưới gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán là ngái thì biến ra màu xanh lá ngái.
Đoàn Giỏi
* Đọc thầm bài tập đọc, trả lời các câu hỏi và bài tập bằng cách ghi dấu X vào ô trống trước các ý trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện câu trả lời theo hướng dẫn dưới đây:
Câu 1. Bài văn tả cảnh gì?
a) Cảnh rừng phương nam về trưa.
b) Cảnh rừng lúc đi săn.
c) Cảnh rừng phương nam lúc ban mai.
Câu 2. Câu văn nào trong bài tả cảnh rừng rất yên tĩnh?
a) Rừng cây im lặng quá.
b) Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình.
c) Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên.
Câu 3. Những con vật trong bài tự biến đổi sắc màu để làm gì?
a) Để làm cho cảnh sắc thêm đẹp.
b) Để khoe vẻ đẹp của mình với các con vật khác.
c) Để làm cho kẻ thù không phát hiện ra.
Câu 4. Trong bài văn có mấy đại từ xưng hô?
a) Một đại từ. Đó là…………………….
b) Hai đại từ. Đó là…………………….
c) Ba đại từ. Đó là…………………….
Câu 5. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
a) rào rào; ngây ngất; nhè nhẹ; dần dần; rón rén; líu lo; phảng phất; động đậy.
b) rào rào; ngây ngất; nhè nhẹ; dần dần; rón rén; hương hoa; phảng phất;
c) chim chóc; ngây ngất; nhè nhẹ; dần dần; rón rén; líu lo; trời tròn.
Câu 6. Trong câu văn dưới đây dấu phảy có tác dụng gì?
Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời.
a) Ngăn cách các vế trong câu ghép
b) Ngăn cách các từ ngữ cùng làm vị ngữ.
c) Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ vị ngữ.
II. Trả lời câu hỏi:
Câu 1. (1 điểm) Tìm và chỉ ra những cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây:
a. Gạn đục khơi trong.
b. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
c. Ba chìm bảy nổi.
d. Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.
Câu 2. (1,5 điểm)
Cho các từ ngữ sau: chạy, núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn, dẻo dai, đi.
Hãy sắp xếp các từ trên dựa theo từ loại (danh từ, động từ, tính từ).
Động từ: ………………………………………………………………………
Danh từ: ……………………………………………………………………….
Tính từ: ………………………………………………………………………..
Câu nào dưới đây sử dụng sai quan hệ từ?
Tôi thích đá bóng còn Quân lại thích cầu lông.
Cả nhà cùng tập thể dục để có sức khoẻ tốt.
Trời mưa lớn nên chị em tôi không được đi chơi.
Tôi không thích uống thuốc nên nó rất đắng.
help meeeeee, mk cần gấp
Dùng gạch chéo để tách các vế câu và gạch dưới các quan hệ từ nối các vế của mỗi câu ghép sau.
Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi.
Vì bà mời Tình Yêu nên cả ba chúng tôi đều vào. Bởi vì ở đâu có Tình Yêu thì ở đó sẽ có Thành Công và Giàu Sang.
Tất cả các cô gái đều biến thành loài hoa còn tất cả những chàng trai đều biến thành đại thụ.
Mùa rau khúc kéo dài nhưng thời gian có rau ngon lại ngắn.
. Chọn quan hệ từ thích hợp để diền vào chỗ trống trong các câu sau.
a. Tôi vào thành phố Hồ Chí Minh ………..máy bay……..kịp cuộc họp ngày mai.
b. ……….trời mưa rất to………nước sông dâng cao.
c. ……….cái áo không đẹp………..nó là kỉ niệm của những ngày chiến đấu anh dũng.
d. Những cái bút..............tôi không còn mới..............vẫn tốt
e. …………nghị lực của mình …….. chú Trọng đã biến vùng đất sỏi đá thành một trang trại màu mỡ.
g. ………………chú Trọng không có ý chí, nghị lực ……….. chú sẽ không thành công.
h. Chú Trọng là một người nông dân bình thường …………… có ý chí và nghị lực hơn người.
Bài 2: Cây tre
Cành lá tre này cũng như cành lá tre khác, không có gì đặc biệt nhưng tôi không bao giờ nhìn ngắm một cành tre mà không thấy nổi lên trong lòng những ý nghĩ và những cảm giác lúc nào cũng giống nhau.
Khi thấy các lá tre gió thổi vút một chiều, tôi cảm thấy một vang động âm thầm và kín đáo trong tâm hồn. Hình như một cảm giác gì thanh thoát và lạnh lẽo, một cái gì vừa cứng cỏi lại vừa chua xót, vừa thiết tha lại vừa thanh đạm, như tâm hồn một nhà ẩn dật thời xa, chán những điều thế tục đem giấu cái tài năng không được ai biết trong rừng núi….. Vài lá tre dài, nhọn, vắt qua trăng sáng trông thật giống một bức tranh phóng bút của Tàu.
Những bức tranh ấy không những chỉ phơi bày một cành mà thôi, nó lại còn là một ý nghĩa biểu hiện nữa mà chúng ta không ra thoát. Tre cũng như thông, được người ta lấy làm biểu hiện của người thanh cao, danh lợi không phàm và trong ngọn gió đầu sương vẫn giữ được tâm hồn ngay thẳng.
a) Khoanh tròn các quan hệ từ có trong đoạn văn.
b) Các từ: cứng cỏi, chua xót, ngọn gió đầu sương, ngay thẳng được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? ……………………………..…………………………………….
c) Ghi lại 2 từ đồng nghĩa với mỗi từ đó:
- Cứng cỏi: ………………………………………..……………………………………….
- Chua xót: ………………………………………….……………………………………..
- Ngọn gió đầu sương: ……………………………………………………………………..
d) Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, hai gạch dưới bộ phận vị ngữ và khoanh tròn trạng ngữ (nếu có) của hai câu sau:
- Khi thấy các lá tre gió thổi vút một chiều, tôi cảm thấy một vang động âm thầm và kín đáo trong tâm hồn.
- Những bức tranh ấy không những chỉ phơi bày một cành mà thôi, nó lại còn là một ý nghĩa biểu hiện nữa mà chúng ta không ra thoát.
Làm hộ mik ik
Đang cần