Câu 1. Tác giả của văn bản Mùa xuân của tôi là ai?
A. Vũ Bằng
B. Minh Hương
C.Nguyễn Duy
D. Nguyễn Tuân
Đáp án: A
Câu 2. Văn bản được trích trong tản văn Thương nhớ mười hai, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án A
Câu 3. Văn bản Mùa xuân của tôi được viết trong hoàn cảnh nào?
A. Tác giả trực tiếp chứng kiến và miêu tả vẻ đẹp mùa xuân
B. Tác giả miêu tả và bộc lộ cảm xúc về mùa xuân từ những điều được nghe kể
C. Đất nước chia cắt, tác giả ở miền Nam nhớ và hoài vọng về mùa xuân ở miền Bắc
D. Tác giả đang sống trong mùa xuân thống nhất
Đáp án C
Câu 4. Dòng nào sau đây nêu đúng vẻ đẹp của mùa xuân miền Bắc?
A. Tươi tắn sôi động
B. Lãnh lẽo và u buồn
C. Không gian trong sáng và ấm áp
D. Thiên nhiên se lạnh nhưng lòng người ấm áp tình thương
Đáp án D
Câu 5. Câu văn nào sau đây không nhằm bộc lộ trực tiếp tình cảm của tác giả với mùa xuân?
A. Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi lông mày ai như trăng in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ
B. Người yêu cảnh, vào những lúc đất trời mang mang như vậy, khoắc một cái áo lông, ngậm một ống điếu mở cửa đi ra ngoài…
C. Mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội- là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh
D. Đẹp quá đi, mùa xuân ơi- mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến
Đáp án A
Câu 6. Câu văn “Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió, ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân” đã sử dụng phép tu từ gì?
A. Điệp ngữ
B. So sánh
C. Dùng từ đồng nghĩa
D. Dùng lối chơi chữ
Đáp án: A
→ Điệp ngữ ai được lặp lại nhiều làn trong bài thơ
Câu 7. Từ “ai” trong câu trên là?
A. Danh từ chỉ người
B. Danh từ chỉ vật
C. Đại từ để trỏ
D. Đại từ để hỏi
Đáp án: A
Câu 8. Văn bản Mùa xuân của tôi nói về cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A