Tham khảo:
Hai câu trên liên kết với nhau bằng cách: Thay thế từ ngữ: Cụm từ "Cây bàng cuối phố" được thế bằng đại từ "Nó".
Tham khảo:
Hai câu trên liên kết với nhau bằng cách: Thay thế từ ngữ: Cụm từ "Cây bàng cuối phố" được thế bằng đại từ "Nó".
Điều kì diệu của mùa đông
Cây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ:
- Con có thể thành hoa không hả mẹ?
- Ồ không ! - Cây Bàng đu đưa tán lá - Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho người.
- Nhưng con thích màu đỏ rực cơ!
- Mỗi vật có một sắc màu và ý nghĩa riêng con ạ.
Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ. Mong ước của Lá Non, Cây Bàng biết. Dòng nhựa theo cành chảy vào lá, vào quả, vào hoa... giúp cây thấu hiểu hết.
Cây Bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang vào thân mình, có lúc, cây cảm thấy như sắp bốc cháy. Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành. Cây Bàng mong làm nên điều kì diệu...
Thu đến. Muôn lá cây chuyển sang sắc vàng. Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất. Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ...
Đông tới. Cây cối trơ cành, rụng lá. Mưa phùn mang cái lạnh thấu xương... Nhưng kia! Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ màu nắng mang trong mình dòng nước mát ngọt từ lòng đất.
- Mẹ ơi!... - Chiếc lá thầm thì điều gì đó với Cây Bàng.
(Theo Quỳnh Trâm)
Đọc thầm bài “Điều kì diệu của mùa đông” , gạch chân đáp án đúng
Câu 1 (0,5 đ). Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng:
Hoa bàng màu trắng xanh, nhỏ li ti, trông như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá.
Câu 2 (0,5 đ). Lá Non thầm mong ước điều gì ?
A. Hoá thành một chiếc lá vàng.
B. Hoá thành một bông hoa đỏ rực.
C. Hoá thành bông hoa bàng.
D. Hoá thành một chiếc lá đỏ.
Câu 3 (0,5 đ). Theo em, sắc đỏ của mỗi chiếc lá bàng mùa đông được tạo bởi những gì?
A. Những tán lá bàng xanh che nắng cho bao người.
B. Mưa phùn và sương sớm, cái lạnh thấu xương của mùa đông.
C. Những chùm nắng hè chói chang và dòng nước mát ngọt trong lòng đất.
D. Những bông hoa trắng xanh, ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá.
Câu 4 (0,5 đ). Từ có thể thay thế từ hối hả trong câu "Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành." là:
A. vội vã
B. lo lắng
C. chậm rãi
D. mát mẻ
Câu 5 (0,5 đ). Em hiểu từ chắt chiu trong câu "Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất." như thế nào?
A. Để dành được rất nhiều.
B. Dành dụm cẩn thận từng tí một.
C. Cho đi từng chút, từng chút.
D. Để dành và mang cho đi.
Câu 6 (0,5 đ). Dấu gạch ngang trong bài có tác dụng gì?
A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại và phần chú thích.
C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê và đánh dấu phần chú thích.
D. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.
Câu 7 (0,5 đ). Bộ phận chủ ngữ trong câu “Lá Non im lặng, nó thầm mong hoá thành chiếc lá đỏ.” là:
A. Lá Non.
B. Lá non im lặng.
C. Lá Non, nó.
D. Lá Non, nó thầm mong.
Câu 8 (0,5 đ). Trong câu “Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi, nứt nẻ.”, dấu phẩy thứ hai có tác dụng gì?
A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
C. Ngăn cách các vế trong câu ghép.
D. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu và ngăn cách các vế trong câu ghép.
Câu 9 (1 đ). Đặt 1 câu trong đó có từ đồng âm với từ “ngọt” trong câu “Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên cây Bàng: mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ màu nắng mang trong mình dòng nước mát ngọt từ lòng đất..”. Gạch chân dưới từ đồng âm đó.
Câu 10 (1 điểm). Hai câu “Cây Bàng cuối phố xòe ra tán cây rộng như một cái ô xanh, đẹp như bàn tay trẻ con, vẫy đùa trong gió. Nó vừa nở những bông hoa trắng xanh, nhỏ li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. ” được liên kết với nhau bằng cách nào? Hãy chỉ rõ.
Câu 11 (1 đ). Đóng vai chiếc lá, viết 2 câu về những điều chiếc lá nói với Cây Bàng khi đạt được điều mong ước. Cho biết 2 câu em vừa viết liên kết với nhau bằng cách nào?
Có mấy quan hệ từ trong các câu sau, và những quan hệ ấy là những từ nào:"Cành cây mập mạp, nằm ngang, vươn tỏa như những gọng ô. Trên cái gọng ô ấy xòe tròn một chiếc ô xanh ngút ngát. Lá trám đen chỉ to bằng bàn tay đứa trẻ lên ba, nhưng dài chừng một gang"?
a) Điền các dấu câu thích hợp trong đoạn văn sau:
“Đến khi các loài hoa rực rỡ như hoa gạo vông phượng bằng lăng muồng … đã kéo quân qua bầu trời Hà Nội cây sấu trước cử nhà tôi mới lấp ló những chùm quả xanh giòn.”
b) Hãy chữa lại câu sau thành câu đúng theo hai cách khác nhau: “Khi những chú ve cất tiếng gọi nhau râm ran trên vòm lá.”
2. Con đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Thật là tuyệt! Mấy bông hoa vàng như những đốm nắng đã nở sáng trưng giàn mướp xanh mát. Cái giàn trên mặt ao soi bóng xuống làn nước lấp lánh hoa vàng, khiến mấy chú cá rô cứ lội quanh lội quẩn ở đó chẳng muốn đi đâu. (Đoạn 1)
Cứ thế, hoa nở tiếp hoa. Rồi quả thi nhau chồi ra…bằng ngón tay…bằng con chuột. Rồi bằng con cá chuối to. Có hôm hai chị em tôi hái không xuể. Nhà ăn không hết, bà tôi sai mang biếu cô tôi, dì tôi, cậu tôi, chú tôi, bác tôi, mỗi người một quả. (Đoạn 2)
(Giàn mướp - Vũ Tú Nam)
Câu 1. Câu văn sau tác giả dùng biện pháp tu từ gì? Con hãy nêu cách hiểu của mình về câu đó.
Mấy bông hoa vàng như những đốm nắng đã nở sáng trưng giàn mướp xanh mát.
Câu 2. Con hãy nêu nội dung chính của 2 đoạn trích trong phần trên?
Câu 3. Từ đoạn văn trên, con hãy viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về vẻ đẹp của giàn mướp.
Hướng dẫn:
1. Mở đoạn
- Qua bài "Giàn mướp", nhà văn Vũ Tú Nam đã tạo nên một bức tranh chốn thôn quê thơ mộng với hình ảnh giàn mướp...(thân thuộc, giản dị, bình yên...)
- Bước vào trang văn, hình ảnh giàn mướp khiến ta nhớ về...
2. Thân đoạn
2.1. Nội dung
- Giàn mướp cạnh ao nước: xanh mướt, đầy sức sống, tươi mới....
- Những bông hoa mướp xòe nở, vàng... (biện pháp tu từ)
- Bóng hoa mướp chiếu xuống mặt nước -> chú cá vui nhộn, bơi quanh...
- Khi hoa mướp tàn, quả mướp xuất hiện...
- Giàn mướp sai quả
- Những bạn nhỏ hái không xuể -> mang đi biếu người thân: tình cảm gia đình, quên hương - gần gũi, đáng yêu...
2.2 Nghệ thuật
- Sử biện pháp: so sánh, nhân hoá
- Ngôn từ, hình ảnh: gần gũi, thân thuộc, giản dị...
3. Kết đoạn
- Cảm xúc: thân quen, dạt dào tình cảm ...
- Có lẽ nhà văn đã gửi gắm những tình yêu với quê hương...
Đọc đoạn văn sau:
“Thật là tuyệt! Mấy bông hoa vàng như những đốm nắng đã nở sáng trưng giàn mướp xanh mát. Cái giàn trên mặt ao soi bóng xuống làn nước lấp lánh hoa vàng, khiến mấy chú cá rô cứ lội quanh lội quẩn ở đó chẳng muốn đi đâu...
... Cứ thế, hoa nở tiếp hoa. Rồi quả thi nhau chồi ra...bằng ngón tay...bằng con chuột. Rồi bằng con cá chuối to. Có hôm hai chị em tôi hái không xuể. Nhà ăn không hết, bà tôi sai mang biếu cô tôi, dì tôi, cậu tôi, chú tôi, bác tôi, mỗi người một quả.”
Giàn mướp – Vũ Tú Nam
Từ đoạn văn trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về vẻ đẹp của giàn mướp và bức tranh làng quê qua hình ảnh giàn mướp đó.
Câu 1. Câu nào dưới đây là câu ghép
A. Những lá sữa mỏng tang và xanh rờn như một thứ lụa xanh màu ngọc thạch với những chùm hoa li ti và trắng như những hạt mưa bay.
B. Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội.
C. Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.
D. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng liền tản mát bay đi mất.
Bài 1. Đoạn văn sau sử dụng phép liên kết gì? Hãy chỉ ra các từ ngữ có tác dụng liên kết và hiệu quả của phép liên kết đó.
Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng.
(Vũ Tú Nam)
Phép liên kết: ............
Từ ngữ thể hiện phép liên kết: .................
Hiệu quả của phép liên kết:.................
giúp mik với
11. Hai câu văn sau liên kết với nhau bằng cách nào? Nêu tác dụng của cách liên kết đó.
Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang tỏa hương ngào ngạt. Dường như chúng đang cùng nhau khoe hương, khoe sắc.
12. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ "Truyền thống":
A. Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu và được truyền từ đời này sang đời khác.
B. Phong tục, tập quán của tổ tiên, ông bà trong một gia đình.
C. Cách sống và nếp nghĩ của nhiều địa phương khác nhau.
D. Khi hưởng thành quả, phải nhớ đến người có công gây dựng nên.
13. Nhóm từ nào dưới đây tiếng "truyền" có nghĩa là trao lại cho người khác?
A. Truyền thanh, truyền hình. B. Gia truyền, lan truyền.
C. Truyền nghề, truyền ngôi. D. Cổ truyền, truyền thống.
14. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ "An ninh":
A. Yên ổn hẳn, tránh được tai nạn, tránh được thiệt hại.
B. Yên ổn về chính trị và trật tự xã hội. C. Không có chiến tranh và thiên
giúp tui với
Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió. Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông/ bừng lên đẹp lạ kì. Thế mà chiều nay, cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê. Thì ra cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm, những cái rễ trơ ra, cây gạo chỉ còn biết tì lưng vào bãi ngô. Những người buôn bán cát đang cho thuyền vào xúc cát ngay ở khúc sông dưới gốc gạo. Dựa vào đoạn trích, em cho biết vì sao “Chiều nay, cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê”?