Xét theo mục đích nói, câu "Không có gì có thể làm anh ta anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả." thuộc kiểu câu gì?
A. câu kể
B. câu cảm
C. câu khiến
D. câu hỏi
1. Các đại từ trong câu “Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày.” được dùng để:
A. xưng hô
B. thay thế
C. Nối các từ với từ
D. Cả 3 đáp án trên
2.Câu “Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.” thuộc kiểu câu nào sau đây?
A. Câu kể
B. Câu cảm thán
C. Câu cầu khiến
D. Câu nghi vấn
3.Trạng ngữ của câu “Hằng năm, cứ vào cuối thu, khi lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.” bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
A. nguyên nhân
B. nơi chốn
C. thời gian
D. thời gian, nơi chốn
4.Chủ ngữ trong câu “Hằng năm, cứ vào cuối thu, khi lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.” là:
A. Lá ngoài đường (CN1); lòng tôi (CN2)
B. Lá ngoài đường (CN1); trên không (CN 2); lòng tôi (CN3)
C. Lá ngoài đường (CN1); lòng tôi lại (CN2)
D. Lòng tôi
5.Đại từ xưng hô trong các câu “- Dần buông chị ra, đi con! Dần ngoan lắm nhỉ! U van Dần, u lạy Dần.” là:
A. con, u
B. con, u, chị
C. u, chị
D. con, u, chị, Dần
Câu 7: Câu: “ Phương thương mẹ quá!” thuộc kiểu câu chia theo mục đích nói nào?
A. câu kể
B. câu cảm
C. câu hỏi
D. câu khiến
Câu Cháu có thể lấy giúp ông chiếc quạt nan được không? Thuộc kiểu câu nào xét theo mục đích nói?
a/ câu kể b/ câu hỏi c/ câu cảm d/ cầu khiến
câu văn: "cô chỉ cần dừng lại ở đây xin cô đợi cháu một lát thôi ạ!"thuộc kiểu câu gì a câu kể ai làm gì b câu cảm c câu kể ai thế nào d câu khiến
Xác định bộ phận CN, VN, TN ( nếu có) trong mỗi câu sau và chobiết câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép?
a. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao chochúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.
b. Mùa thu, gió thổi mây bay về cửa sông, mặt nước phía dưới cầu TràngTiền đen sẫm lại, trong khi phía trên này lên gần mãi Kim Long, mặtsông sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rỡ của trời chiều.
Câu nào sau đây thuộc cùng kiểu câu kể với câu "Những đồn điền cà phê, chè,... tươi tốt mênh mông."?
A. Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng.
B. Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe.
C. Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non.
D. Gốc đa đầu làng là nơi tụ họp của lũ trẻ chúng tôi.
Câu 1:
a) Phân tích cấu tạo ngữ pháp của hai câu sau và cho biết chúng thuộc kiểu câu nào theo cấu tạo ngữ pháp?
- Nam học tập chăm chỉ, làm bài đạt kết quả tốt
- Nam học tập chăm chỉ, bài làm đạt kết quả tốt
b. Hãy tưởng tượng, em có dịp đến một vùng quê và tận mắt nhìn thấy người nông dân đang gặt lúa. Em hãy:
- Đặt một câu đơn có trạng ngữ để miêu tả cánh đồng mùa gặt
- Đặt một câu nghi vấn đề hỏi bác nông dân đang gặt lúa về một vấn đề mà em quan tâm.
Câu 2.
Cách miêu tả ánh trăng của nhà văn trong câu sau có gì hay và độc đáo?
Ánh trăng sáng vàng, ngọt lịm như rót xuống không gian cái không khí trong thanh của đất trời; cái dịu dàng, thanh tao của tự nhiên; cái mùi thơm ngai ngái của cỏ, của cây, của những cọng rơm vàng và cả mùi của đất ẩm ướt hơi sương đều hòa quyện trong cảm giác hư ảo giữa mơ và thực, lẫn vào tiếng cười rộn rã mang dáng vẻ cổ tích của ngày hội đón trăng đêm rằm.
Câu 3.
“Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may
Chiều trôi thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
Rèm thêu trước ngực vầng trăng
Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên
Khuya rồi sông mặc áo đen
Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ …
Dựa vào nội dung của bài thơ trên kết hợp với trí tưởng tượng của em, hãy viết bài văn miêu tả vẻ đẹp của dòng sông.
giúp mk với, mk đang cần gấp
Bài 3: TRẮC NGHIỆM
Câu hỏi 1: Câu “Khoai ơi, hãy giúp mẹ rửa bát nào.”, thuộc kiểu câu nào?
a/ Nghi vấn b/ Kể chuyện c/ Cầu khiến d/ Cảm thán
Câu hỏi 2: Trong các cặp từ sau, cặp từ nào biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả?
a/ Nhưng, có b/ Nhưng, mà c/ Không chỉ, mà d/ Vì, nên
Câu hỏi 3: Trong các vật sau, vật nào không gây ô nhiễm môi trường?
a/ Cây xanh b/ Khói thuốc c/ Khí thải d/ Rác thải
Câu hỏi 4: Bài thơ “Bài ca về trái đất” là của tác giả nào?
a/ Định Hải b/ Nguyễn Duy c/ Phạm Hổ d/ Tô Hoài