Phần I. Trắc nghiệm
Nối tên thành phần biệt lập ở cột A với tác dụng ở cột B sao cho phù hợp.
A | B |
1. Thành phần tình thái | a. Dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu |
2. Thành phần cảm thán | b. Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu |
3. Thành phần gọi - đáp | c. Dùng để bộc lộ tâm lí của người nói |
4. Thành phần phụ chú | d. Dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp |
viết đoạn văn giới thiệu về một tác phẩm (viết như đoạn mở bài) trong chương trình ngữ văn 9 trong đó sử dụng thành phần khởi ngữ, thành phần biệt lập ( tình thái, cảm thán, phụ chú, gọi - đáp) —> gạch dưới từng thành phần đó
a)Đặt câu có sử dụng tình thái và cảm thán
b)Tình thái và phụ chú
c)Gọi đáp và cảm thán
d)Gọi đáp và phụ chú
e)Cảm thán và phụ chú
Câu nào sau đây không chứa thành phần biệt lập cảm thán?
A. Chao ôi, bông hoa đẹp quá
B. Ồ, ngày mai là chủ nhật rồi
C. Có lẽ ngày mai mình sẽ đi pic-nic
D. Kìa, trời mưa
Bài 3 Đặt câu (Gạch chân các thành phần theo yêu cầu)
a. Thành phần tình thái liên quan tới tác phẩm “Bếp lửa”
b. Thành phần cảm thán liên quan tới tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá”
c. Thành phần gọi đáp liên quan tới tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
d. Thành phần phụ chú liên quan tới tác phẩm “Đồng chí”
viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc phòng chống dịch covid-19. Trong đó có sử dụng thành phần biệt lập (thành phần tình thái và thành phần phụ chú)
Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu về mùa xuân trong đó có chứa thành phần cảm thán và thành phần tình thái.
Cảm nhận về bài thơ đoàn thuyền đánh cá viết đoạn văn theo cách diễn dịch 10 câu. Trong đoạn sử dụng một câu cảm thán và chứa thành phần phụ chú( chú thích)
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của người lính lái xe ở Trường Sơn trong khổ thơ cuối của bài tiểu đội xe không kính trong đoạn thơ sử dụng phép lặp đề để liên kết câu chứa thành phần biệt lập cảm thán ( gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép lặp và thành phần biệt lập cảm thán)