I-Trắc nghiệm
Lựa chọn đáp án thích hợp điền vào câu sau: Câu cầu khiến là câu có sử dụng các từ.... dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo.
a. Những từ ai, gì, sao, nào, tại sao, à, ư, hử, hay
b. Những từ hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào...
c. Những từ như ôi, than ôi, hỡi ôi, thay, biết bao, biết chừng nào...
II-Tự luận
Điền kiểu câu ở cột A sao cho phù hợp với nội dung thông tin ở cột B
A | B |
........................... | Có những từ ai, gì, sao, nào, tại sao, à, ư, hử, hay... với chức năng chính là dùng để hỏi. |
........................... | Có những từ hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào...dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo. |
........................... | Có những từ như ôi, than ôi, hỡi ôi, thay, biết bao, biết chừng nào... dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc người viết. |
........................... | Không có đặc điểm hình thức như cấc kiểu câu trên, dùng để kể, thông báo nhận định, miêu tả... |
Câu cầu khiến nào dưới đây dùng để khuyên bảo?
a. Con đừng nên cảm thấy xót xa buồn đau, đừng cho rằng con bất lực trước sự già nua của bố mẹ.
b. Hãy đưa tay cho tôi!
c. Bà hãy nhắm mắt lại và thở đều.
d. Đi mau lên!
A ( Kiểu câu ) | B ( Chức năng chính ) |
1.Câu trần thuật | a.Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (viết). |
2.Câu cảm thán | b.Dùng để hỏi. |
c.Dùng để kể, nhận định, thông báo, trình bày... | |
d.Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị... | |
1 - ………… 2 - …………….. |
Đọc những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
a) Ông lão chào con cá và nói:
- Mụ vợ tôi lại nổi cơn điên rồi. Nó không muốn làm bà nhất phẩm phu nhân nữa, nó muốn làm nữ hoàng.
Con cá trả lời:
- Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.
(Ông lão đánh cá và con cá vàng)
b) Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thuỷ:
- Đi thôi con.
(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
- Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cầu khiến? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến?
- Câu cầu khiến trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?
Câu cầu khiến nào dưới đây không dùng để khuyên nhủ?
a. Có phải duyên nhau thì thắm lại./ Đừng xanh như lá, bạc như vôi
b. Các bạn trật tự đi!
c. Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua
d. Hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhé!
Câu cầu khiến sau dùng để làm gì?
“Anh chớ có dây vào hắn mà rước họa vào thân”
A. Yêu cầu
B. Đề nghị
C. Khuyên bảo
D. Ra lệnh
Bài 2: Trong những câu văn sau, những câu nào là câu cầu khiến? Dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến đó là gì?
a- Ngày mai chúng ta được đi tham quan nhà máy thủy điện đấy.
b- Con đừng lo lắng, mẹ sẽ luôn ở bên con.
c- Ồ, hoa nở đẹp quá!
d- Hãy đem những chậu hoa này ra ngoài sân sau.
e- Bạn cho mình mượn cây bút đi.
f- Chúng ta về thôi các bạn ơi.
g- Lấy giấy ra làm kiểm tra!
h- Chúng ta phải ghi nhớ công lao các anh hùng liệt sĩ.
Sau khi học xong bài “Câu cầu khiến” bạn A nói với bạn B: Tớ thấy khi cần yêu
cầu hay đề nghị một việc cấp bách hay gấp gáp phải nói câu thật dài thì người
nghe mới hiểu và thực hiện được. Ý kiến của em như thế nào? Hãy tạo đoạn hội
thoại ngắn để chứng minh ý kiến của em.
giup mik nhanh leen
ai lam nhanh mik ick cho nha mik chuan bi nop bai