Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Bùi Việt Hoàng

Câu 1: Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào được thực hiện như thế nào và mang lại hiệu quả gì?

Câu 2: Nêu mối quan hệ giữa sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào và sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể.

Câu 3: Vitamin là gì? Vitamin có vai trò gì với cơ thể ?

Câu 4: Nêu quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận.

Câu 5: Nêu cấu tạo và chức năng của da.

Câu 6: Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào gồm những quá trình nào?

Mai Hiền
21 tháng 2 2021 lúc 14:53

Câu 1:

Ở cấp độ cơ thể, môi trường ngoài cung cấp thức ăn, nước, muối khoáng và O2 qua hệ tiêu hóa, hô hấp, đồng thời tiếp nhận chất bã, sản phẩm phân hủy và khí CO2 từ cơ thể thải ra ngoài qua hệ bài tiết.

Ở cấp độ tế bào, các chất dinh dưỡng và O2 tiếp nhận từ máu và nước mô được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống, đồng thời các sản phẩm phân hủy được thải vào môi trường trong, đưa tới cơ quan bài tiết, còn khí CO2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài.

 

 

 

 
Mai Hiền
21 tháng 2 2021 lúc 14:56

Câu 2:

- Sự trao đổi chất giữa các hệ cơ quan với môi trường ngoài để lấy oxi, dinh dưỡng và thải các sản phẩm thừa ra ngoài.

- Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong để máu vận chuyển cho tế bào oxi, dinh dưỡng và tế bào thải vào máu khí CO2 và các chất thải.

- Mối quan hệ giữa sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào:

+ Có mỗi quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển được.

+ Khi 1 trong hai quá trình dừng lại thì cơ thể có thể chết.

Mai Hiền
21 tháng 2 2021 lúc 14:57

Câu 3:

Khái niệm: Vitamin là hợp chất hóa học đơn giản, là thành phần cấu trúc của nhiều enzim trong cơ thể tham gia các phản ứng chuyển hóa năng lượng của cơ thể.

Vai trò chủ yếu và nguồn cung cấp của một số vitamin.

Loại vitaminVai trò chủ yếuNguồn cung cấp
Vitamin AThiếu làm cho biểu bì kém bền vững, dễ nhiễm trùng, giác mạc của mắt khô, có thể dẫn tới mù lòa.Bơ, trứng, dầu cá. Thực vật có màu vàng, đỏ, xanh thẫm chứa nhiều croten là chất tiền vitamin A.
Vitamin DCần cho sự trao đổi canxi và photpho. Nếu thiếu, trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương, người lớn bị loãng xương.Bơ, trứng, sữa, dầu cá. Là vitamin duy nhất được tổng hợp ở da dưới ánh sáng mặt trời.
Vitamin ECần cho sự phát dục bình thường. Chống lão hóa, bảo vệ tế bào.Gan, hạt nảy mầm, dầu thực vật.
Vitamin CChống lão hóa, chống ung thư. Nếu thiếu sẽ làm mạch máu giòn, gây chảy máu, mắc bệnh xcobut.Rau xanh, cà chua, quả tươi.
B1Tham gia quá trình chuyển hóa. Thiếu sẽ mắc bệnh tê phù, viêm dây thần kinh.Có trong ngũ cốc, thịt lợn, trứng, gan.
B2Nếu thiếu sẽ gây loét niêm mạc.Có trong gan, thịt bò, trứng, hạt ngũ cốc.
B3Nếu thiếu sẽ gây viêm da, suy nhượcCó trong lúa gạo, cà chua, ngô vàng, cá hồi, gan.
B12Nếu thiếu sẽ gây bệnh thiếu máuCó trong gan cá biển, sữa, trứng, phomat, thịt.
Mai Hiền
21 tháng 2 2021 lúc 15:01

Câu 4:

- Sự hình thành nước tiểu gồm 3 quá trình.

* Quá trình lọc máu

- Diễn ra ở cầu thận tạo nước tiểu đầu.

- Màng lọc và vách mao mạch có các lỗ 30 – 34Ao.

- Sự chênh lệch áp suất bên trong cầu thận và bên ngoài tạo lực đẩy các chất qua lỗ lọc.

- Các tế bào máu và protein có kích thước lớn hơn lỗ lọc nên được giữ lại trong máu theo động mạch đi trở lại cơ thể.

- Các chất được lọc qua lỗ lọc →​nước tiểu đầu​ → chuyển đến ống thận.

* Quá trình hấp thụ lại.

- Diễn ra ở ống thận.

- Tiêu tốn năng lượng ATP.

- Trong nước tiểu đầu vẫn còn chứa nhiều các chất dinh dưỡng và nước nên được hấp thu lại ở ống thận vào các mao mạch quanh ống thận.

- Các chất được hấp thu lại gồm: các chất dinh dưỡng, H2O, các ion cần thiết (Na+, Cl-, …).

* Quá trình bài tiết tiếp.

- Các chất sau khi được hấp thu lại tiếp tục bài tiết tiếp ở ống thận → ​nước tiểu chính thức.

- Cần năng lượng ATP.

- Các chất bài tiết tiếp là các chất cặn bã (axit uric, creatin, …), các chất thuốc, các ion thừa (K+, H+, …).

- Kết thúc quá trình hấp thụ lại và bài tiết tiếp ở ống thận →nước tiểu chính thức → thải nước tiểu.

Mai Hiền
21 tháng 2 2021 lúc 15:03

Câu 5:

Cấu tạo da gồm 3 lớp: lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da.

a. Lớp biểu bì

 Gồm tầng sừng và tầng tế bào sống.

* Tầng sừng.

- Đặc điểm:

+ Nằm ở ngoài cùng của da.

+ Gồm những tế bào chết đã hóa sừng xếp sít nhau và dễ bong ra.

Vì vậy, vào mùa hanh khô, ta thường thấy những vảy nhỏ trắng bong ra như phấn trắng đó chính là tế bào lớp ngoài cùng của da đã chết và hóa sừng bong ra.

* Lớp tế bào sống.

  - Đặc điểm:

+ Nằm dưới lớp sừng.

+ Lớp tế bào có khả năng phân chia tạo ra các tế bào mới thay thế lớp tế bào ở lớp sừng đã bong ra.

+ Có chứa sắc tố qui định màu sắc da. Tạo nên các màu da khác nhau.

- Các tế bào ở lớp tế bào sống dễ hấp thụ tia UV của ánh sáng mặt trời →\rightarrow​ sạm da, đen da (hình thành sắc tố melalin) thậm chí có thể gây ung thư da →\rightarrow→ ​cần phải bảo vệ da, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời quá lâu. 

- Biện pháp bảo vệ da:

+ Đội mũ, nón, đeo khẩu trang.

+ Mặc áo chống nắng, áo dài tay.

+ Bôi kem chống nắng, …

b. Lớp bì

- Đặc điểm:

+ Cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt.

+ Gồm có thụ quan, tuyến nhờn, cơ co chân lông, lông và bao lông, tuyến mồ hôi, dây thần kinh và mạch máu.

+ Ngoài ra còn có rất nhiều các thành phần khác. Ví dụ: sợi collagen giúp da đàn hồi tạo nên sự săn chắc của da. 

- Lớp biều bì có vai trò:

+ Giúp da luôn mềm mại và không thấm nước vì các sợi mô liên kết bện chặt với nhau và trên da có nhiều tuyến nhờn tiết chất nhờn.

+ Trên da có các thụ cảm nằm dưới da, có dây thần kinh nên ta nhận biết được nóng, lạnh, độ cứng, mềm của vật mà ta tiếp xúc.

+ Phản ứng khi trời quá nóng hoặc quá lạnh:

    Khi trời nóng: mao mạch dưới da dãn →\rightarrow→ tuyến mồ hôi tiết nhiều mồ hôi.

    Khi trời lạnh: mao mạch dưới da co →\rightarrow→ ​cơ chân lông co lại.

c. Lớp mỡ dưới da

- Đặc điểm: chứa mỡ dự trữ, có vai trò cách nhiệt.

Mai Hiền
21 tháng 2 2021 lúc 15:09

Câu 6:

- Trong tế bào, quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng gồm:

+ Biến đổi các chất đơn giản → chất đặc trưng có cấu trúc phức tạp và tích lũy năng lượng.

+ Oxi hóa các chất phức tạp → chất đơn giản và giải phóng năng lượng.

- Quá trình trao đổi chất ở tế bào gồm 2 quá trình đồng hóa và dị hóa:

+ Đồng hóa là quá trình tổng hợp từ các nguyên liệu đơn giản sẵn có trong tế bào thành những chất đặc trưng của tế bào và tích lũy năng lượng trong các liên kết hóa học.

Phương trình: các chất đơn giản → các chất phức tạp + năng lượng (trong các liên kết hóa học).

 

 

 

+ Dị hóa là quá trình phân giải các chất được tích lũy trong quá trình đồng hóa → các chất đơn giản, bẻ gãy các liên kết hóa học  giải phóng năng lượng → cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào.

 


Các câu hỏi tương tự
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đào Phượng Loan
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
phạm hồng hạnh
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
where is the love
Xem chi tiết