Đinh Yến Nhi

Câu 1: Một người đi quãng đường AB vận tốc 15km/giờ trên nửa quãng đường đầu và vận tốc 10km/giờ trên nửa quãng đường sau. Vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường AB là.

Câu 2: Tỉ số của 2 số là 7/12, thêm 10 vào số thứ nhất thì tỉ số của chúng là 3/4. Tổng của 2 số là?

Câu 3: Một tháng có ba ngày chủ nhật đều là ngày chẵn. Ngày 15 tháng đó là thứ

Câu 4: Viết số 43 dưới dạng tổng hai số nguyên tố a, b với a<b. Khi đó b=

Câu 5: Viết số 43 dưới dạng tổng của hai số nguyên tố a, b với a<b. Khi đó a=

Câu 6: Số các ước tự nhiên có hai chữ số của 45 là

Câu 7: Có tất cả bao nhiêu cách viết số 34 dưới dạng tổng của hai số nguyên tố? Trả lời: Cách...

Duc Loi
24 tháng 5 2019 lúc 14:45

Câu 1:

Gọi Vtb là vận tốc trung bình của  người đó

V1 = 15 km/h; V2 = 10km/h

Ta có: Vtb = AB/t ( t là thời gian đi ) 

V1 = AB/2t1

V2 = AB/2t2

=> t = t1 + t2 = AB/2V1 + AB/ 2 V2

=> Vtb = \(\frac{1}{\frac{1}{2.15}+\frac{1}{2.10}}=\frac{1}{\frac{1}{30}+\frac{1}{20}}=\frac{1}{\frac{1}{12}}=12\left(\frac{km}{h}\right).\)

Bình luận (0)
Duc Loi
24 tháng 5 2019 lúc 14:47

Câu 2: 

Gọi 2 số đó là a và b. Ta có : a/b=7/12

a+10/b=3/4 => a+10/b - a/b = 3/4 - 7/12

<=> 10/b = 1/6 => b = 10 : 1/6 = 60

=> a = 7/12 x 60 = 35.

Vậy hai số đó lần lượt là 35 và 60.

Bình luận (0)
Duc Loi
24 tháng 5 2019 lúc 14:50

Câu 3: Ta dùng cách thử chọn vào các ngày 2; 4 ; 6...

Đầu tiên giả sử ngày chủ nhật đầu tiên của tháng đó là ngày 2 thì ta có dãy liên tiếp các ngày chủ nhật:

2; 9 ; 16; 23 ; 30. Hợp lý => Ngày thứ 15 của tháng đó là thứ bảy.

Tương tự với trường hợp ngày đầu tiên là ngày 4 ta suy ra ngay ngày chủ nhật chẵn thứ 3 là ngày 32 vô lý

Vậy ngày thứ 15 của tháng đó là thứ bảy.

Bình luận (0)
Duc Loi
24 tháng 5 2019 lúc 14:53

Câu 4 : 

Ta thấy do 43 là số lẻ nên trong hai số cần tìm chắc chắn phải có 1 số chẵn

Mà số nguyên tố chẵn duy nhất là 2 => Một trong hai số là 2

Do a<b => a = 2 => b = 43 - a = 41.

Vậy khi đó b = 41.

Bình luận (0)
Duc Loi
24 tháng 5 2019 lúc 14:55

Câu 5:

Tương tự như bài 4 mình đã làm

Khi đó ta thấy tự động b sẽ = 2 ( b là snt chẵn < a )

=> a = 43 - b = 43 - 2 = 41.

Vậy khi đó a = 41.

Bình luận (0)
Duc Loi
24 tháng 5 2019 lúc 14:57

Câu 6: 

Ta có phương trình phân tích của số 45 ( các tích ) :

45 = 1 x 45 = 3 x 15 = 5 x 9 

Do ta đang đi tìm các ước tự nhiên có 2 chữ số => Các số đó là 15 và 45

Vậy các ước tự nhiên đó là 15 và 45.

Bình luận (0)
Duc Loi
24 tháng 5 2019 lúc 15:00

Câu 7 :

Vì 34 là một số  chẵn nên nó sẽ phân tích thành tổng của 2 số nguyên tố lẻ

34 = 3 + 31 = 5 + 29 = 11 + 23 = 17 + 17

Vậy có tất cả 4 cách viết số 34 dưới dạng tổng của 2 số nguyên tố.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
ミ★Ŧųệ ₤â๓★彡
Xem chi tiết
moonlùn
Xem chi tiết
moonlùn
Xem chi tiết
Moncraft Channel (2 Anh...
Xem chi tiết
Đỗ Đức Hà
Xem chi tiết
ShinNosuke
Xem chi tiết
Kien Vu Van
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Dương
Xem chi tiết
ShinNosuke
Xem chi tiết