Câu 1. Đảo vừa có diện tích lớn nhất và vừa có giá trị về du lịch, về an ninh - quốc phòng là đảo nào?
Câu 2. Ở nước ta, kiểu rừng nào là phổ biến nhất?
Câu 3. Đặc điểm của đất phù sa ở nước ta:
Câu 4. Loại tài nguyên biển nào sau đây có giá trị lớn để phát triển ngành công nghiệp?
Câu 5. Khó khăn lớn nhất về vấn đề bảo vệ chủ quyền của vùng biển nước ta làgì?
Câu 6: Hãy chứng minh tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.
Câu 7. Em hiểu thế nào là vùng nội thủy?
Câu 1
Đảo Phú Quốc
Câu 2
Loại rừng phổ biến ở nước ta hiện nay là rừng thứ sinh các loại
Câu 3
Đất phù sa ở nước ta chủ yếu là sản phẩm bồi tụ của các hệ thống sông nên có đặc điểm chung là tầng đất dày và phì nhiêu.Do điều kiện hình thành và quá trình khai thác đã tạo ra các loại đất phù sa có tính chất khác nhau.
Câu 4
Dầu mỏ, dầu khíQuặng kim loạiCâu 5
Nhóm đất mùn núi cao.
Câu 6
TK
- Vai trò của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học: Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong ổn định hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng thành phần loài, nguồn gen.
+ Các hệ sinh thái cung cấp lương thực, thực phẩm, dược liệu để phục vụ nhu cầu của con người, cung cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế.
+ Các hệ sinh thái tự nhiên còn có chức năng điều hòa khí hậu, điều tiết dòng chảy, hạn chế xói mòn đất, bảo vệ bờ sông, bờ biển,....
- Đa dạng sinh học ở Việt Nam đang bị suy giảm: Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng, cùng với tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, đa dạng sinh học của nước ta ngày càng bị suy giảm. Cụ thể:
+ Suy giảm về hệ sinh thái: các hệ sinh thái rừng tự nhiên bị thu hẹp về diện tích và giảm về chất lượng. Sự biến đổi các hệ sinh thái rừng tự nhiên làm cho các loài sinh vật hoang dã mất môi trường sống.
+ Suy giảm về loài và số lượng cá thể trong loài, đặc biệt là các loài động vật hoang dã.
+ Suy giảm về nguồn gen: Sự suy giảm các hệ sinh thái tự nhiên và thành phần loài sinh vật làm cạn kiệt và biến mất một số nguồn gen tự nhiên, nhiều nguồn gen bị suy giảm, trong đó có nhiều giống bản địa quý hiếm.
- Một số biện pháp để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam:
+Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học.
+ Truyền thông về bảo vệ đa dạng sinh học, nâng cao ý thức về bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên.
+ Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ động vật quý hiếm; chống nạn săn bắt, sử dụng động vật hoang dã trái phép, khai thác thuỷ sản quá mức.
+ Tiếp tục duy trì và xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ các loài sinh vật, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên.
+ Bảo vệ và phục hồi môi trường sống cho các loài sinh vật, bao gồm cả môi trường
Câu 7
Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.
Chúc bn thi tốt nhé
Điểm 10 lun nha!!!
Câu 1: Đảo có diện tích lớn nhất và có giá trị về du lịch, an ninh - quốc phòng là đảo Phú Quốc.
Câu 2: Kiểu rừng phổ biến nhất ở Việt Nam là rừng gió mùa thường xanh.
Câu 3: Đặc điểm chung của đất phù sa ở Việt Nam là chứa nhiều hữu cơ, ít bị bào mòn và được bồi đắp hằng năm.
Câu 4: Loại tài nguyên biển có giá trị lớn để phát triển ngành công nghiệp ở Việt Nam là dầu khí.
Câu 5: Khó khăn lớn nhất về vấn đề bảo vệ chủ quyền của vùng biển Việt Nam là tình trạng khai thác hải sản trái phép, vận chuyển hàng lậu, gây ô nhiễm môi trường, làm suy giảm đa dạng sinh học.
Câu 6: Tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam được chứng minh qua vai trò quan trọng của đa dạng sinh học trong ổn định hệ sinh thái, bảo vệ đa dạng thành phần loài, nguồn gen. Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng, cùng với tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, đa dạng sinh học của nước ta ngày càng bị suy giảm.
Câu 7: Vùng nội thủy của một quốc gia có chủ quyền là toàn bộ vùng nước và đường thủy trong phần đất liền, và được tính từ đường cơ sở mà quốc gia đó xác định vùng lãnh hải của mình trở vào.