Cặp lực nào dưới đây là cặp "lực và phản lực" theo định luật III Niu-tơn ? Cặp lực nào là cặp lực cân bằng ?
a) Con ngựa kéo xe chuyển động có gia tốc về phía trước ; xe kéo ngựa về phía sau.
b) Con ngựa kéo xe về phía trước nhưng xe vẫn đứng yên ; xe kéo ngựa về phía sau.
c) Con ngựa kéo xe về phía trước nhưng xe vẫn đứng yên ; mặt đất tác dụng vào xe một lực bằng về độ lớn nhưng ngược chiều.
d) Trái Đất tác dụng vào xe một lực hút hướng thẳng đứng xuống dưới ; mặt đất tác dụng vào xe một lực bằng về độ lớn và ngược chiều ?
Để xách một túi đựng thức ăn, một người tác dụng vào túi một lực bằng 40 N hướng lên trên. Hãy miêu tả "phản lực" (theo định luật III) bằng cách chỉ ra
a. Độ lớn của phản lực.
b. Hướng của phản lực.
c. Phản lực tác dụng lên vật nào?
d. Vật nào gây ra phản lực này?
Hai lực có độ lớn 3N và 4N cùng tác dụng vào một chất điểm. Độ lớn của hợp lực không thể nhận giá trị nào sau đây?
A. 1 N.
B. 7 N.
C. 5 N.
D. 12 N.
Một vật đang đang đứng yên trên mặt sàn nằm ngang kéo vật bằng một lực F 1 → có độ lớn 10 N, bỏ qua mọi ma sát. Muốn vật không chuyển động thì tác dụng vào vật một lực F 2 → cùng giá với F 1 → . Lực F 2 → có đặc điểm
A. ngược chiều với lực F 1 → và có độ lớn lớn hơn 10 N
B. ngược chiều với lực F 1 → và có độ lớn bằng 10 N
C. cùng chiều với lực F 1 → và có độ lớn bằng 10 N
D. ngược chiêu với lực F 1 → và có độ lớn nhỏ hơn 10 N
Một vật chịu tác dụng của hai lực không đổi. Nếu hai lực tác dụng cùng chiều thì hợp lực có độ lớn 700N. Nếu hai lực tác dụng ngược chiều thì hợp lực có độ lớn 100N. Nếu hai lực tác dụng vuông góc thì hợp lực có độ lớn là:
Trong một cơn lốc xoáy, một hòn đá bay trúng vào một cửa kính, làm vỡ kính.
A. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
B. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính bằng (về độ lớn) lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
C. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính nhỏ hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
D. Viên đá không tương tác với tấm kính khi làm vỡ kính.
Một lực F có độ lớn không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5 kg làm vận tốc của nó tăng từ 7 m/s đến 10 m/s trong 5 s. Lực F tác dụng vào vật có độ lớn bằng
A. 7 N.
B. 10 N.
C. 3N.
D. 5 N.
Một vật chịu tác dụng đồng thời của hai lực có độ lớn 8N và 6N. Xác định độ lớn của lực tổng hợp tác dụng lên vật trong các trường hợp:
a. Hai lực cùng hướng
b. Hai lực ngược hướng
c. Hai lực vuông góc
Lực có độ lớn F1 tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian 0,8s làm tốc độ của nó thay đổi từ 0,4m/s đến 0,8m/s. Lực khác có độ lớn F2 tác dụng lên nó trong khoảng thời gian 1s làm tốc độ của nó thay đổi từ 0,8m/s đến 1m/s. Biết các lực đó có độ lớn không đổi và có phương luôn cùng phương chuyển động. Tỉ số F1/F2 bằng
A. 2,5.
B. 2.
C. 0,2.
D. 5.