Hồ Chí Minh là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Sau ba mươi năm bôn ba hoạtđộng cách mạng ở nước ngoài, Người đã trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạnggiải phóng dân tộc. Hoài bão cứu nước đã làm cho Người luôn nghĩ về đất nước: “Đêm mơước thấy hình của nước” (Chế Lan Viên). Đất nước Việt Nam luôn in đậm trong trái timngười. Tình yêu đất nước nồng nàn đã làm Bác quên đi sự gian khổ tột cùng trong bướcđường hoạt động cứu nước, cứu dân. Bài thớ Tức cảnh Pác Bó đã cho thấy cuộc sống đầygian khổ của Bác trong thời kì ở hang Pác Bó nhưng cũng thể hiện tâm trạng thoải mái, lạcquan của Người khi được sống giữa thiên nhiên. Tuy thiếu thốn về vật chất nhưng Bác vẫntràn đầy tình yêu thiên nhiên và lòng lạc quan tin tưởng. Bác tự hào về cuộc sống đầy ýnghĩa của người cách mạng.Mở đầu bài thơ là phong cảnh núi rừng, là nơi hoạt động của người cộng sản:Sáng ra bờ suối, tối vào hang.Câu thơ có hai vế sóng đôi đã làm toát lên một cuộc sống nhịp nhàng, nề nếp của conngười: Sáng ra, tối vào. Nơi vào lại là hang trong núi, một nơi ở sao mà chật chội lạ lùng.Cuộc sống trong hang đá khó khăn, gian khổ biết nhường nào, thế nhưng ta luôn bắt gặpmột tâm hồn khoáng đạt, đa cảm. Bác Hồ sống thật ung dung nơi núi rừng đầy gian khổ ấy.Sự ung dung của Bác đã thể hiện rõ trong cuộc sống vật chất đạm bạc, thiếu thốn:Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.Bác đã thích nghi với cuộc sống thiếu thốn một cách tự nhiên, Bác không mảy may cảmthấy mình vất vả mà ngược lại Bác cảm thấy rất vui. Có lẽ vui nhất vì sau bao nhiêu nămxa đất nước nay được trở về sống với đất nước thân yêu. Bác tin rằng, thời cơ giành độclập hoàn toàn đang tới.Niềm vui ấy đã làm cho Bác say mê làm việc, say mê trong bước đường hoạt động và lãnhđạo kháng chiến.Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng.Đây là hình tượng trung tâm của bài thơ. Cuộc sống giữa núi rừng thật gian khổ, vất vả,thiếu thốn. Nơi làm việc cũng không lấy gì thoải mái vì bàn đá chông chênh, nhưng dángđiệu của Bác vẫn lồng lộng đường hoàng. Bác say mê với công việc, tập trung cao độ vào
tk