Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Thị Hoa Lê

Cảm nhận của em về bài thơ "Khi con tu hú"

Việt Anh
30 tháng 1 2019 lúc 21:15

ố Hữu viết bài thơ "Khi con tu hú" vào tháng 7 năm 1939 sau gần 100 ngày "ác mộng" bị cùm trói trong nhà lao Thừa Thiên. Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, tâm trạng nghệ thuật, đồng hiện qua 10 câu thơ lục bát da diết và ám ảnh. Cái mùa hè hơn 70 năm về trước ấy thật không bao giờ có thể quên!

1. Tiếng chim tu hú vọng qua song sắt nhà tù hay tiếng chim trong nỗi nhớ, trong hoài niệm?

Chim thì "gọi bầy". Lúa chiêm thì "đương chín". Trái cây thì "ngọt dần". Âm thanh ấy, hương vị ấy thể hiện nỗi nhớ đồng quê, nhớ làng xóm thân yêu. Chữ "đương chín" và "ngọt dần" gợi tả thời gian đang lặng lẽ trôi qua. Một giọng thơ bồi hồi tha thiết: "Nghe chim như nhắc tấm lồng thần hôn" (Truyện Kiều):

"Khi con tu hú gọi bầy

 Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần"

Giữa chốn ngục tù "lòng sôi rạo rực", người chiến sĩ trẻ nhớ "tiếng ve ngân", nhớ màu "vàng" của bắp, nhớ màu "đào" của nắng. Cánh sắc đồng quê trong hoài niệm trào lên trong tâm hồn biết bao bình dị, thân thiết, yêu thương:

"Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào".

Có khao khát sống mới có nỗi nhớ ấy. Vần thơ đầy màu sắc, ánh sáng và âm thanh. Tiếng ve chứa đầy tâm trạng. Ve không kêu mà là "ve ngân". Sáu trăm năm về trước, Nguyễn Trãi lấy tiếng ve để nói về cảnh tình mùa hè:

"Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương"

(Quốc âm thi tập)

Sau này, trong bài "Việt Bắc”, Tố Hữu lại viết:

"Ve kêu rừng phách đổ vàng".

Sau tiếng ve là màu "vàng" của bắp, là màu "đào" của nắng hiện lên. Chữ "ngân" tả tiếng ve “sôi" lên và ngân dài trong vườn quê. Chữ "đầy" gợi nắng đẹp, nắng chan hòa, nắng đầy sân, nắng rực rỡ.

Nỗi nhớ trở nên bồi hồi: nhớ bầu trời xanh, nhớ con diều sáo "lộn nhào" giữa cái mênh mông "cao rộng" của từng không. Hình ảnh con diều "lộn nhào từng không" mang ý nghĩa biểu tượng cho sự tung hoành và khát vọng tự do:.

"Trời xanh ccìng rộng càng cao,

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không".

Sáu câu thơ đầu làm hiện lên bức tranh đồng quê thân yêu. Thơ nên nhạc, nên họa. Ngôn từ trong sáng, tinh luyện. Mỗi chữ được dùng như được chắt lọc qua hồn quê và hồn thơ đậm đà: "đương chín", "ngọt dần”, "dậy tiếng ve ngân", "đầy sân nắng đào", "xanh, rộng, cao", "lộn nhào"...

Trẻ trung và yêu đời, say mê và khao khát sống, khao khát tự do. Nhà thơ đang bị đày đọa trong ngục tối, nhưng “ tinh thần ở ngoài lao" mới có cảm xúc, cảm hứng ấy.

2. Giọng thơ từ tha thiết nhớ chuyển thành uất hận sục sôi:

"Ta nghe hè dậy bên lòng

 Mà chán muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

 Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu".

Mùa hè đã đến, mùa hè đang qua. Bao âm thanh đã "dậy bên lòng”, thôi thúc, gịuc giã: "muốn đạp tan phòng" xà lim chật chội. Không cam chịu cảnh tù đày! Lòng uất hận dâng trào muốn phá tung chốn ngục tù chật chội và ngột ngạt. Câu thơ "Ngột làm sao / chết uất thôi" với cách ngắt nhịp 3/3, cảm xúc như nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do! Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú "gọi bầy", khép lại bài thơ là tiếng chim tu hú ''ngoài trời cứ kêu". Tiếng chim vừa gợi nhớ gợi thương, vừa giục giã lên đường chiến đấu.

"Khi con tu hú" là khúc ca tâm tình, là tiếng gọi đàn, hướng về đồng quê và bầu trời tự do với tất cả tình yêu và niềm khao khát cháy bỏng. Bài thơ ghi lại một nét đẹp bức chân dung tinh thần tự họa của người thanh niên cộng sản Tố Hữu thuở ấy. Để ta ngưỡng mộ và tin yêu.

Huỳnh Quang Sang
30 tháng 1 2019 lúc 21:16

Tố Hữu viết bài thơ "Khi con tu hú" vào tháng 7 năm 1939 sau gần 100 ngày "ác mộng" bị cùm trói trong nhà lao Thừa Thiên. Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, tâm trạng nghệ thuật, đồng hiện qua 10 câu thơ lục bát da diết và ám ảnh. Cái mùa hè hơn 70 năm về trước ấy thật không bao giờ có thể quên!

1. Tiếng chim tu hú vọng qua song sắt nhà tù hay tiếng chim trong nỗi nhớ, trong hoài niệm?

Chim thì "gọi bầy". Lúa chiêm thì "đương chín". Trái cây thì "ngọt dần". Âm thanh ấy, hương vị ấy thể hiện nỗi nhớ đồng quê, nhớ làng xóm thân yêu. Chữ "đương chín" và "ngọt dần" gợi tả thời gian đang lặng lẽ trôi qua. Một giọng thơ bồi hồi tha thiết: "Nghe chim như nhắc tấm lồng thần hôn" (Truyện Kiều):

"Khi con tu hú gọi bầy

 Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần"

Giữa chốn ngục tù "lòng sôi rạo rực", người chiến sĩ trẻ nhớ "tiếng ve ngân", nhớ màu "vàng" của bắp, nhớ màu "đào" của nắng. Cánh sắc đồng quê trong hoài niệm trào lên trong tâm hồn biết bao bình dị, thân thiết, yêu thương:

"Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào".

Có khao khát sống mới có nỗi nhớ ấy. Vần thơ đầy màu sắc, ánh sáng và âm thanh. Tiếng ve chứa đầy tâm trạng. Ve không kêu mà là "ve ngân". Sáu trăm năm về trước, Nguyễn Trãi lấy tiếng ve để nói về cảnh tình mùa hè:

"Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương"

(Quốc âm thi tập)

Sau này, trong bài "Việt Bắc”, Tố Hữu lại viết:

"Ve kêu rừng phách đổ vàng".

Sau tiếng ve là màu "vàng" của bắp, là màu "đào" của nắng hiện lên. Chữ "ngân" tả tiếng ve “sôi" lên và ngân dài trong vườn quê. Chữ "đầy" gợi nắng đẹp, nắng chan hòa, nắng đầy sân, nắng rực rỡ.

Nỗi nhớ trở nên bồi hồi: nhớ bầu trời xanh, nhớ con diều sáo "lộn nhào" giữa cái mênh mông "cao rộng" của từng không. Hình ảnh con diều "lộn nhào từng không" mang ý nghĩa biểu tượng cho sự tung hoành và khát vọng tự do:.

"Trời xanh ccìng rộng càng cao,

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không".

Sáu câu thơ đầu làm hiện lên bức tranh đồng quê thân yêu. Thơ nên nhạc, nên họa. Ngôn từ trong sáng, tinh luyện. Mỗi chữ được dùng như được chắt lọc qua hồn quê và hồn thơ đậm đà: "đương chín", "ngọt dần”, "dậy tiếng ve ngân", "đầy sân nắng đào", "xanh, rộng, cao", "lộn nhào"...

Trẻ trung và yêu đời, say mê và khao khát sống, khao khát tự do. Nhà thơ đang bị đày đọa trong ngục tối, nhưng “ tinh thần ở ngoài lao" mới có cảm xúc, cảm hứng ấy.

2. Giọng thơ từ tha thiết nhớ chuyển thành uất hận sục sôi:

"Ta nghe hè dậy bên lòng

 Mà chán muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

 Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu".

Mùa hè đã đến, mùa hè đang qua. Bao âm thanh đã "dậy bên lòng”, thôi thúc, gịuc giã: "muốn đạp tan phòng" xà lim chật chội. Không cam chịu cảnh tù đày! Lòng uất hận dâng trào muốn phá tung chốn ngục tù chật chội và ngột ngạt. Câu thơ "Ngột làm sao / chết uất thôi" với cách ngắt nhịp 3/3, cảm xúc như nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do! Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú "gọi bầy", khép lại bài thơ là tiếng chim tu hú ''ngoài trời cứ kêu". Tiếng chim vừa gợi nhớ gợi thương, vừa giục giã lên đường chiến đấu.

"Khi con tu hú" là khúc ca tâm tình, là tiếng gọi đàn, hướng về đồng quê và bầu trời tự do với tất cả tình yêu và niềm khao khát cháy bỏng. Bài thơ ghi lại một nét đẹp bức chân dung tinh thần tự họa của người thanh niên cộng sản Tố Hữu thuở ấy. Để ta ngưỡng mộ và tin yêu.


 

Thị Trúc Uyên Mai
30 tháng 1 2019 lúc 21:17

khi con tu hú nói về cảm xúc ngột ngạt của nhà thơ khi ngồi trong tù mà ngoài thế gian thì mùa hè đã đến khi tu hú kêu, vẻ đẹp của mùa hè trong tâm tưởng cảu tác giả

Hoàng Linh
30 tháng 1 2019 lúc 21:18

Bài Tham khảo:

Tố Hữu viết bài thơ "Khi con tu hú" vào tháng 7 năm 1939 sau gần 100 ngày "ác mộng" bị cùm trói trong nhà lao Thừa Thiên. Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, tâm trạng nghệ thuật, đồng hiện qua 10 câu thơ lục bát da diết và ám ảnh. Cái mùa hè hơn 70 năm về trước ấy thật không bao giờ có thể quên!

1. Tiếng chim tu hú vọng qua song sắt nhà tù hay tiếng chim trong nỗi nhớ, trong hoài niệm?

Chim thì "gọi bầy". Lúa chiêm thì "đương chín". Trái cây thì "ngọt dần". Âm thanh ấy, hương vị ấy thể hiện nỗi nhớ đồng quê, nhớ làng xóm thân yêu. Chữ "đương chín" và "ngọt dần" gợi tả thời gian đang lặng lẽ trôi qua. Một giọng thơ bồi hồi tha thiết: "Nghe chim như nhắc tấm lồng thần hôn" (Truyện Kiều):

"Khi con tu hú gọi bầy

 Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần"

Giữa chốn ngục tù "lòng sôi rạo rực", người chiến sĩ trẻ nhớ "tiếng ve ngân", nhớ màu "vàng" của bắp, nhớ màu "đào" của nắng. Cánh sắc đồng quê trong hoài niệm trào lên trong tâm hồn biết bao bình dị, thân thiết, yêu thương:

"Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào".

Có khao khát sống mới có nỗi nhớ ấy. Vần thơ đầy màu sắc, ánh sáng và âm thanh. Tiếng ve chứa đầy tâm trạng. Ve không kêu mà là "ve ngân". Sáu trăm năm về trước, Nguyễn Trãi lấy tiếng ve để nói về cảnh tình mùa hè:

"Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương"

(Quốc âm thi tập)

Sau này, trong bài "Việt Bắc”, Tố Hữu lại viết:

"Ve kêu rừng phách đổ vàng".

Sau tiếng ve là màu "vàng" của bắp, là màu "đào" của nắng hiện lên. Chữ "ngân" tả tiếng ve “sôi" lên và ngân dài trong vườn quê. Chữ "đầy" gợi nắng đẹp, nắng chan hòa, nắng đầy sân, nắng rực rỡ.

Nỗi nhớ trở nên bồi hồi: nhớ bầu trời xanh, nhớ con diều sáo "lộn nhào" giữa cái mênh mông "cao rộng" của từng không. Hình ảnh con diều "lộn nhào từng không" mang ý nghĩa biểu tượng cho sự tung hoành và khát vọng tự do:.

    

"Trời xanh ccìng rộng càng cao,

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không".

Sáu câu thơ đầu làm hiện lên bức tranh đồng quê thân yêu. Thơ nên nhạc, nên họa. Ngôn từ trong sáng, tinh luyện. Mỗi chữ được dùng như được chắt lọc qua hồn quê và hồn thơ đậm đà: "đương chín", "ngọt dần”, "dậy tiếng ve ngân", "đầy sân nắng đào", "xanh, rộng, cao", "lộn nhào"...

Trẻ trung và yêu đời, say mê và khao khát sống, khao khát tự do. Nhà thơ đang bị đày đọa trong ngục tối, nhưng “ tinh thần ở ngoài lao" mới có cảm xúc, cảm hứng ấy.

2. Giọng thơ từ tha thiết nhớ chuyển thành uất hận sục sôi:

"Ta nghe hè dậy bên lòng

 Mà chán muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

 Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu".

Mùa hè đã đến, mùa hè đang qua. Bao âm thanh đã "dậy bên lòng”, thôi thúc, gịuc giã: "muốn đạp tan phòng" xà lim chật chội. Không cam chịu cảnh tù đày! Lòng uất hận dâng trào muốn phá tung chốn ngục tù chật chội và ngột ngạt. Câu thơ "Ngột làm sao / chết uất thôi" với cách ngắt nhịp 3/3, cảm xúc như nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do! Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú "gọi bầy", khép lại bài thơ là tiếng chim tu hú ''ngoài trời cứ kêu". Tiếng chim vừa gợi nhớ gợi thương, vừa giục giã lên đường chiến đấu.

    

"Khi con tu hú" là khúc ca tâm tình, là tiếng gọi đàn, hướng về đồng quê và bầu trời tự do với tất cả tình yêu và niềm khao khát cháy bỏng. Bài thơ ghi lại một nét đẹp bức chân dung tinh thần tự họa của người thanh niên cộng sản Tố Hữu thuở ấy. Để ta ngưỡng mộ và tin yêu.

Kiệt Nguyễn
30 tháng 1 2019 lúc 21:24

Tố Hữu sáng tác bài thơ Khi con tu hú tại nhà lao Thừa Phủ (Huế) vào mùa hè năm 1939, sau khi bị thực dân Pháp bắt giam vì “tội” yêu nước và làm cách mạng. Bài thơ thể hiện tâm trạng xốn xang, bức bối của người thanh niên cộng sản đang bị cầm tù, khi nghe thấy tiếng chim tu hú báo hiệu mùa hè đến đã muốn phá tung xiềng xích để trở về với đồng bào, đồng chí yêu thương.

      Tiếng chim tu hú gọi bầy gợi cho nhà thơ nghĩ đến khung trời lồng lộng ở bên ngoài và càng cảm thấy ngột ngạt trong xà lim chật chội, càng khao khát cháy bỏng cuộc sống tự do. Tiếng chim là yếu tố gợi mở để mạch cảm xúc trào dâng mãnh liệt:

    Khi con tu hú gọi bầy

            Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần

       Đó là tín hiệu của mùa hè rực rỡ, của sự sống tưng bừng sinh sôi nảy nở. Tiếng chim vô tình tác động đến tâm hồn người tù trẻ tuổi. Nằm trong xà lim chật hẹp, tối tăm, cách biệt với thế giới bên ngoài, nhà thơ lắng nghe tiếng chim rộn rã, lắng nghe mọi âm thanh cuộc đời bằng tâm hồn và trái tim nhạy cảm của người nghệ sĩ. Một tiếng chim thôi cũng gợi trong tâm tưởng nhà thơ cả một trời thương nhớ về những mùa hè nồng nàn của quê hương.

     Mùa hè là mùa của Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần dưới cái nắng vàng óng như mật của miền Trung. Những âm thanh rạo rực và hình ảnh tươi đẹp, tràn đầy sức sống của mùa hè nối nhau hiện lên trong kí ức nhà thơ:

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…

      Ôi tiếng ve! Tiếng ve ngân dài suốt thời thơ ấu, suốt tuổi học trò, làm sao quên được ! Tiếng ve gợi nhớ về những khu vườn râm mát bóng cây, những sân phơi bắp (ngô) đầy ắp nắng đào. Màu vàng của lúa, bắp; màu hồng của nắng; màu xanh của trời tạo nên những mảng màu sắc lung linh, rực rỡ của bức tranh quê. Thoang thoảng đâu đây hương lúa, hương thơm trái chín đầu mùa. Xa xa, tiếng chim tu hú lảnh lót, tiếng ve ngân ra rả trong vòm lá. Trên bầu trời cao rộng, những cánh diều chao lượn, tiếng sáo vi vu trong gió nam mát rượi chiều hè… Phải gắn bó, yêu mến quê hương sâu đậm đến độ nào thì nhà thơ mới hình dung ra một bức tranh mùa hè xứ Huế sống động đến như vậy. Đó là những mùa hè mà chàng thanh niên mười tám còn được sống tự do giữa gia đình, bè bạn, đồng bào, đồng chí thân thương.

»ﻲ♥maŽΩÖm♥
31 tháng 1 2019 lúc 18:30

Tố Hữu viết bài thơ "Khi con tu hú" vào tháng 7 năm 1939 sau gần 100 ngày "ác mộng" bị cùm trói trong nhà lao Thừa Thiên. Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, tâm trạng nghệ thuật, đồng hiện qua 10 câu thơ lục bát da diết và ám ảnh. Cái mùa hè hơn 70 năm về trước ấy thật không bao giờ có thể quên!

1. Tiếng chim tu hú vọng qua song sắt nhà tù hay tiếng chim trong nỗi nhớ, trong hoài niệm?

Chim thì "gọi bầy". Lúa chiêm thì "đương chín". Trái cây thì "ngọt dần". Âm thanh ấy, hương vị ấy thể hiện nỗi nhớ đồng quê, nhớ làng xóm thân yêu. Chữ "đương chín" và "ngọt dần" gợi tả thời gian đang lặng lẽ trôi qua. Một giọng thơ bồi hồi tha thiết: "Nghe chim như nhắc tấm lồng thần hôn" (Truyện Kiều):

"Khi con tu hú gọi bầy

 Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần"

Giữa chốn ngục tù "lòng sôi rạo rực", người chiến sĩ trẻ nhớ "tiếng ve ngân", nhớ màu "vàng" của bắp, nhớ màu "đào" của nắng. Cánh sắc đồng quê trong hoài niệm trào lên trong tâm hồn biết bao bình dị, thân thiết, yêu thương:

"Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào".

Có khao khát sống mới có nỗi nhớ ấy. Vần thơ đầy màu sắc, ánh sáng và âm thanh. Tiếng ve chứa đầy tâm trạng. Ve không kêu mà là "ve ngân". Sáu trăm năm về trước, Nguyễn Trãi lấy tiếng ve để nói về cảnh tình mùa hè:

"Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương"

(Quốc âm thi tập)

Sau này, trong bài "Việt Bắc”, Tố Hữu lại viết:

"Ve kêu rừng phách đổ vàng".

Sau tiếng ve là màu "vàng" của bắp, là màu "đào" của nắng hiện lên. Chữ "ngân" tả tiếng ve “sôi" lên và ngân dài trong vườn quê. Chữ "đầy" gợi nắng đẹp, nắng chan hòa, nắng đầy sân, nắng rực rỡ.

Nỗi nhớ trở nên bồi hồi: nhớ bầu trời xanh, nhớ con diều sáo "lộn nhào" giữa cái mênh mông "cao rộng" của từng không. Hình ảnh con diều "lộn nhào từng không" mang ý nghĩa biểu tượng cho sự tung hoành và khát vọng tự do:.

"Trời xanh ccìng rộng càng cao,

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không".

Sáu câu thơ đầu làm hiện lên bức tranh đồng quê thân yêu. Thơ nên nhạc, nên họa. Ngôn từ trong sáng, tinh luyện. Mỗi chữ được dùng như được chắt lọc qua hồn quê và hồn thơ đậm đà: "đương chín", "ngọt dần”, "dậy tiếng ve ngân", "đầy sân nắng đào", "xanh, rộng, cao", "lộn nhào"...

Trẻ trung và yêu đời, say mê và khao khát sống, khao khát tự do. Nhà thơ đang bị đày đọa trong ngục tối, nhưng “ tinh thần ở ngoài lao" mới có cảm xúc, cảm hứng ấy.

2. Giọng thơ từ tha thiết nhớ chuyển thành uất hận sục sôi:

"Ta nghe hè dậy bên lòng

 Mà chán muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

 Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu".

Mùa hè đã đến, mùa hè đang qua. Bao âm thanh đã "dậy bên lòng”, thôi thúc, gịuc giã: "muốn đạp tan phòng" xà lim chật chội. Không cam chịu cảnh tù đày! Lòng uất hận dâng trào muốn phá tung chốn ngục tù chật chội và ngột ngạt. Câu thơ "Ngột làm sao / chết uất thôi" với cách ngắt nhịp 3/3, cảm xúc như nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do! Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú "gọi bầy", khép lại bài thơ là tiếng chim tu hú ''ngoài trời cứ kêu". Tiếng chim vừa gợi nhớ gợi thương, vừa giục giã lên đường chiến đấu.

"Khi con tu hú" là khúc ca tâm tình, là tiếng gọi đàn, hướng về đồng quê và bầu trời tự do với tất cả tình yêu và niềm khao khát cháy bỏng. Bài thơ ghi lại một nét đẹp bức chân dung tinh thần tự họa của người thanh niên cộng sản Tố Hữu thuở ấy. Để ta ngưỡng mộ và tin yêu.


 


Các câu hỏi tương tự
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Bạch Phương	Nam
Xem chi tiết
Khánh Nghiêm
Xem chi tiết
trần thanh phong
Xem chi tiết
Chi Hoàng
Xem chi tiết
Phạm Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Thị Ngọc Huyền Nguyễn
Xem chi tiết
Chuột Hà Nội
Xem chi tiết
Giang シ)
Xem chi tiết