Khoanh tròn vào đáp án đầu câu trả lời đúng.
1. Luận điểm nào dưới đây không nhằm nói về những sáng tạo riêng của Nguyễn Du trong nghệ thuật kể chuyện, xây dựng cốt truyện, kết cấu “Truyện Kiều” so với tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân?
A. Lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và các chi tiết dung tục, sáng tạo thêm một số chi tiết mới và thay đổi thứ tự kể.
B. Chuyển ngôn ngữ tiểu thuyết văn xuôi chữ Hán của người Trung Hoa thành ngôn ngữ tiểu thuyết bằng thơ lục bát của người Việt.
C. Biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể.
D. Chuyển trọng tâm của truyện từ việc kể sự kiện sang biểu hiện nội tâm nhân vật, làm cho nhân vật sống hơn, sâu sắc hơn.
2. Vì sao Thúy Kiều – cô chị phải “cậy, lạy, thưa” Thúy Vân – cô em trong cảnh “Trao duyên”?
A. Vì điều đó đúng với nguyên tắc ứng xử trong một gia đình “trâm anh thế phiệt” như gia đình Kiều.
B. Vì trong tình huống ấy, Kiều không còn đủ tỉnh táo cân nhắc từng lời nói, cử chỉ.
C. Vì làm như thế, Kiều tỏ rõ được tấm lòng trân trọng của mình với tình yêu và những kỉ vật Kim trọng đã dành cho nàng.
D. Vì Kiều muốn tỏ lòng tôn kính và biết ơn sự hi sinh, chia sẻ cao thượng của Thúy Vân dành cho nàng.
3. Đoạn “Thề nguyền” được trích từ câu bao nhiêu đến câu bao nhiêu trong “Truyện Kiều”
A. 431-452
B. 421- 442
C. 411- 432
D. 441- 462
Câu thơ nào thể hiện sâu sắc nhất đồng cảm của tác giả với nàng Tiểu Thanh?
A. Hai câu đề
B. Hai câu luận
C. Hai câu thực
D. Hai câu kết
Câu thơ nào thể hiện số phận đau xót của nàng Tiểu Thanh?
A. Hai câu đề
B. Hai câu thực
C. Hai câu luận
D. Hai câu kết
Hai từ son phấn và văn chương gợi đến vẻ đẹp gì của Tiểu Thanh?
A. Trí tuệ và tâm hồn
B. Trí tuệ và tài năng
C. Nhan sắc và đức hạnh
D. Sắc đẹp và tài năng
Sau đây là một đề làm văn:
Trong một lần nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ "Có tài mà không có đức là ngưòi vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. ".
Theo anh (chị) nên hiểu và vận dụng lời dạy đó của Người như thế nào?
Một bạn đã tìm được một số ý:
a) Giải thích khái niệm tài và đức.
b) Có tài mà không có đức là người vô dụng.
c) Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
Hãy:
- Bổ sung các ý còn thiếu.
- Lập dàn ý cho bài văn.
Em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về hai câu thơ cuối của bài thơ " độc tiểu kí thanh" của tác giả nguyễn du?
Tìm hiểu đoạn 2 (Từ “Vừa rồi....’ đến “Ai bảo thần dàn chịu được”):
a. Tác giả đã tố cáo những âm mưu, những hành động tội ác nào của giặc Minh? Âm mưu nào là thâm độc nhất? Tội ác nào là man rợ nhất?
b. Nghệ thuật của đoạn cáo trạng tội ác kẻ thù có gì đặc sắc? (Lưu ý những câu văn giàu hình tượng; giọng văn thay đổi linh hoạt, phù hợp với cảm xúc.)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi : “Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thần dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn năng trúc, đồng ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tầm ao. Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phủ quý tựa chiêm bao." (Nhàn, Trang 128, Ngữ văn 10, Tapl NXBGDVN) đó? Câu 1 (0.5 điểm): Xác định nhịp thơ ở câu thơ 1? Nêu tác dụng của cách ngắt nhịp Câu 2 ( .0 di tilde e m). Tìm biện pháp tu từ trong câu thơ 3 và 4? Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó? Câu 3 (0.5 điểm): Triết lí sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện như thế nào qua hai câu kết của bài thơ? Câu 4 (1.0 di tilde e m) : Anh/chị hiểu như thế nào là nhàn? Quan niệm về chữ nhàn của tác giả trong bài thơ trên?
Phân tích các nhân tố giao tiếp trong câu ca dao
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:
- Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
a. Nhân vật giao tiếp ở đây là những người như thế nào?
b. Hoạt động giao tiếp diễn ra vào thời điểm nào?
c. Nhân vật anh nói về điều gì? Nhằm mục đích gì?
d. Cách nói của "anh" có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không?