Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Nêu cảm nhận của mình về bài thơ Nhớ con sông quê hương-Tế Hanh Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi? Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi! Tôi giữ mãi mối tình mới met Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ Sông của miền Nam nước Việt thân yêu”
Giúp mình với ạ, mình đang cần gấp ạ 🙏🥺 Tìm biện pháp tu từ và nêu hiệu quả nghệ thuật của nó trong các câu sau đây? a. Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù (Tre Việt Nam - Nguyễn Duy) b. Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con (Mẹ - Trần Quốc Minh) c. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng (Tục ngữ)
Phân tích các nhân tố giao tiếp trong câu ca dao
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:
- Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
a. Nhân vật giao tiếp ở đây là những người như thế nào?
b. Hoạt động giao tiếp diễn ra vào thời điểm nào?
c. Nhân vật anh nói về điều gì? Nhằm mục đích gì?
d. Cách nói của "anh" có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không?
Văn bản sau thuộc phương thức biểu đạt nào?
Đàn đáy là một nhạc cụ họ dây, chỉ gẩy. Xưa kia chỉ dùng đệm cho hát ả đào. Đàn có bầu cộng hưởng hình thang, đáy lớn khoảng 25cm nằm phía trên, đáy nhỏ khoảng 22cm nằm phía dưới, hai cạnh bên khoảng 35 cm, dày 7 – 9cm. Mặt đàn bằng gỗ xốp, thường là gỗ cây ngô đồng, còn gắn thêm mảnh gỗ hình chữ U có lỗ để mắc gốc dây đàn. Cần đàn dài khoảng 1,2m, gắn 10 – 12 phím gọt bằng tre. Đàn đáy có 3 dây bằng tơ xe, cách nhau một quãng bốn, ứng với nốt sol – đô – fa. Tiếng đàn ấm, dịu và đục, đi với giọng nữ kết hợp tiếng phách tre hài hòa, có khả năng thể hiện những cung bậc tinh tế của tình cảm.
(Từ điển bách khoa Việt Nam, tập I, Hà Nội, 1995)
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Thuyết minh
Đọc các văn bản sau và trả lời câu hỏi :
(1) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
(Tục ngữ)
(2) Thân em như hạt mua rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
(Ca dao)
(3) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Hỡi đồng bào toàn quốc
Chúng ta muỗn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tôc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định thuộc về dân tộc ta!
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!
Kháng chiến thắng lợi muôn năm!
Hà Nội , ngày 19 tháng 12 năm 1946
Hồ Chí Minh
Mỗi văn bản trên được người nói (người viết) tạo ra trong loại hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng (số câu) ở mỗi văn bản như thế nào?Trình bày ý kiến suy nghĩ của em về bài Một Thoáng Bến Tre
Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.
tìm tp chính tp phụ trong các câu sau?