Trước hành động chạy đua vũ trang, gây chiến tranh xâm lược của các nước phát xít, các nước Anh, Pháp, Mĩ có thái độ như thế nào?
A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất cần tiêu diệt.
B. Kêu gọi sự hợp tác của Liên Xô để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
C. Kêu gọi sự hợp tác của các lực lượng dân chủ trên toàn thế giới để chống phát xít.
D. Thỏa hiệp, nhượng bộ khối phát xít nhằm chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô.
Ý nào không phản ánh đúng thái độ của Liên Xô trước hành động chạy đua vũ trang, gây chiến tranh xâm lược của các nước phát xít?
A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất cần tiêu diệt.
B. Kêu gọi sự hợp tác giữa các nước Anh, Pháp, Mĩ để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
C. Ủng hộ cuộc đấu tranh chống xâm lược của Etiôpia, Cộng hòa Tây Ban Nha và Trung Quốc.
D. Thỏa hiệp, nhượng bộ các nước phát xít, đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Anh, Mĩ, Pháp.
Điểm chung của các nước giải quyết khủng hoảng bằng con đường phát xít hóa bộ máy nhà nước là
A. Có hệ thống thuộc địa rộng lớn, nhiều nguồn tài nguyên
B. Có thị trường rộng lớn, nhiều vốn đầu tư
C. Có ít hoặc không có thuộc địa, thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường
D. Có ít hoặc không có thuộc địa
Tại sao các nước Đức, Italia, Nhật Bản lựa chọn con đường phát xít hóa bộ máy cai trị để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933)?
A. Có thuộc địa, có thể trút gánh nặng khủng hoảng lên vai nhân dân các nước thuộc địa.
B. Không có hoặc có rất ít thuộc địa, thiếu vốn, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hẹp.
C. Ít chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933).
D. Phong trào đấu tranh dân chủ của nhân dân các nước Đức, Italia, Nhật Bản diễn ra mạnh mẽ.
Sự kiện nào sau đây đã làm thay đổi tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), thể hiện đây là cuộc chiến tranh chống Phát xít của loài người tiến bộ?
A. Phát xít Đức tấn công Ba Lan và lần lượt thôn tính các nước Tây Âu.
B. Khối Đồng Minh chống Phát xít ra đời.
C. Nhật tấn công quân Mĩ ở Trân Châu cảng.
D. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản.
Chính sách trung lập của Mĩ trước Phát xít trong những năm 30 của thế kỉ XX đã
A. góp phần không làm cho chiến tranh ảnh hưởng đến nước Mĩ.
B. tạo ra mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.
C. tạo điều kiện cho các nước phát xít gây chiến tranh thế giới.
D. đè bẹp âm mưu mở rộng chiến tranh của các nước phát xít.
Sự kiện nào sau đây đã làm thay đổi tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
A. Phát xít Đức tấn công Ba Lan và lần lượt thôn tính các nước Tây Âu.
B. Quân dân Liên Xô chiến đấu chống phát xít bảo vệ tổ quốc.
C. Nhật tấn công quân Mĩ ở Trân Châu cảng.
D. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản.
Để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, Liên Xô chủ trương liên kết với các nước tư bản:
A. Mĩ, Ai-xơ-len
B. Anh, Pháp
C. Bỉ, Hà Lan
D. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
Trước các cuộc chiến tranh xâm lược của liên minh phát xít, thái độ của Hoa Kì như thế nào?
A. Hợp tác với Anh, Pháp chống lại liên minh phát xít.
B. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất, nên đã chủ trương đoàn kết với các nước tư bản chống phát xít.
C. Rất lo sợ chủ nghĩa phát xít, đồng thời vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản.
D. Không tham gia Hội Quốc liên và không can thiệp vào các sự kiện ở bên ngoài châu Mĩ.