Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
chu minh hieu

cac ban hay neu dac diem cua chau dai duong cho minh nha

Sakura Kinomoto
12 tháng 5 2017 lúc 17:40

Đặc điểm của Châu Đại Dương là:

Châu Đại Dương gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo ở trung tâm và Tây Nam Thái Bình Dương. Có khí hậu nóng và khô hạn. Có nhiều hoang mạc và xa-van.

Còn thiếu gì thì các bạn bổ sung hộ mk nha. Cảm ơn các bạn nhiều!

Anh
12 tháng 5 2017 lúc 17:40

Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất trên Trái Đất, nó trải dài từ Bắc Băng Dương ở phía bắc đến Nam Băng Dương (hay châu Nam Cực phụ thuộc định nghĩa) ở phía nam, bao quanh là châu Á và châu Úc ở phía tây và châu Mỹ ở phía đông.

Thái Bình Dương có diện tích 165,25 triệu km2 (63,8 triệu dặm2), chiếm 46% diện tích bề mặt vùng nước, bằng khoảng một phần ba tổng diện tích bề mặt Trái Đất và lớn hơn diện tích của mọi phần đất trên Trái Đất cộng lại.[1]Đường xích đạo chia Thái Bình Dương thành hai phần "Bắc Thái Bình Dương" và "Nam Thái Bình Dương". Chiều rộng Đông-Tây lớn nhất của đại dương là ở khoảng vĩ độ 5°B, tại đó nó trải dài 19.800 km (12.300 dặm) từ Indonesia đến bờ biển Colombia. Điểm sâu nhất của lớp vỏ Trái Đất nằm trong rãnh Mariana ở Tây Bắc Thái Bình Dương với độ sâu 10.911 m (35.797 ft).[2]

Thái Bình Dương ngăn cách châu Á và châu Úc với châu Mỹ. Đại dương này có thể được chia thành hai phần nhỏ hơn là Bắc (Bắc Thái Bình Dương) và Nam (Nam Thái Bình Dương) bởi đường xích đạo. Với diện tích 165,2 triệu km2 (63,8 triệu dặm2), Thái Bình Dương chiếm khoảng một phần ba diện tích bề mặt Trái Đất, lớn hơn con số 150 triệu km2 (58 triệu dặm2) diện tích của toàn bộ phần đất liền trên Trái Đất cộng lại.[23]

Thái Bình Dương trải dài khoảng 15.500 km (9.600 dặm) từ biển Bering ở vùng Bắc Cực đến ranh giới phía bắc của Nam Đại Dương tại vĩ tuyến 60 °N (các định nghĩa trước đây cho rằng nó trải dài đến biển Ross). Chiều rộng Đông-Tây lớn nhất của Thái Bình Dương là ở khoảng vĩ độ 5°B, tại đó nó trải dài xấp xỉ 19.800 km (12.300 dặm) từ Indonesia đến vùng duyên hải Colombia—con số tương đương chiều dài nửa vòng Trái Đất và gấp hơn năm lần đường kính Mặt Trăng.[24] Thái Bình Dương cũng là nơi tồn tại điểm sâu nhất của lớp vỏ Trái Đất, nó nằm ở độ sâu 10.911 m (35.797 ft; 5.966 fathom) trong rãnh Mariana. Độ sâu trung bình của toàn đại dương là 4.280 m (14.040 ft; 2.340 fathom).[1]

Do sự tác động của kiến tạo mảng, Thái Bình Dương hiện đang thu hẹp với tốc độ khoảng 2,5 cm (0,98 in) mỗi năm ở ba phía, hay chừng 0,52 km2 (0,2 dặm2) diện tích mỗi năm. Ngược lại, kích cỡ của Đại Tây Dương đang dần tăng lên.[25][26]

Dọc theo rìa phía tây của Thái Bình Dương tồn tại rất nhiều biển, lớn nhất trong số đó phải kể đến biển Celebes, biển Coral, biển Hoa Đông, biển Philippine, biển Nhật Bản, biển Đông, biển Sulu, biển Tasman, và Hoàng Hải. Trong khi eo biển Malacca nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương ở phía tây thì ở phía đông, hai eo biển Drake và Magellan nối liền Thái Bình Dương với Đại Tây Dương. Ở phía bắc, Thái Bình Dương nối với Bắc Băng Dương qua eo biển Bering.[27]

Bởi kinh tuyến 180 nằm giữa Thái Bình Dương nên ta có thể coi đó là ranh giới phân chia Thái Bình Dương ra làm hai phần: Tây Thái Bình Dương (tiếp giáp châu Á) thuộc về Đông bán cầu, và Đông Thái Bình Dương (tiếp giáp châu Mỹ) thuộc về Tâ

Sakura Kinomoto
12 tháng 5 2017 lúc 19:13

Bạn Anh ơi, câu hỏi là nêu đặc điểm của Châu Đại Dương chứ có phải là Thái Bình Dương đâu. Bạn chú ý đọc kỹ câu hỏi hơn nha.

Anh
12 tháng 5 2017 lúc 20:30

Sorry!

Mình đọc nhầm. Giờ thì mình sửa lại nhe:

Châu Đại Dương là một khu vực địa lý, thường là địa chính trị, bao gồm một loạt các vùng đất chủ yếu là đảo nằm trong Thái Bình Dương và khu vực cận kề. Châu Đại Dương là một trong số các châu lục[1][2][3] được ghi nhận và nó cũng là một trong số 8 khu vực sinh thái đất liền.

các đảo được gộp trong châu Đại Dương được chia ra thành các khu vực nhỏ hơn, bao gồm Australasia, Melanesia, Micronesia, Polynesia[5]. Các phần nhỏ của Melanesia và toàn bộ Micronesia cùng Polynesia không tạo thành phần đại lục của châu Đại Dương.

Ranh giới của châu Đại Dương được xác định theo nhiều cách khác nhau. Phần lớn các định nghĩa coi các phần thuộc Australasia như Australia, New Zealand, New Guinea, một phần nhất định của quần đảo Mã Lai là thuộc châu Đại Dương[6][7][8]

Theo truyền thống, châu Đại Dương được hiểu như là bao gồm các khu vực: Australasia, Micronesia, Melanesia và Polynesia. Tuy nhiên, diễn giải các khu vực này cũng không cố định; các nhà khoa học và địa lý ngày càng có xu hướng chia châu này thành hai khu vực gọi là châu Đại Dương gần và châu Đại Dương xa[9]

Phần lớn châu Đại Dương bao gồm các đảo quốc, mỗi đảo quốc bao gồm hàng nghìn đảo san hô vòng và đảo núi lửa, với dân số ít. Australia là quốc gia đại lục duy nhất còn Papua New Guinea là quốc gia duy nhất có biên giới bộ với Indonesia (khi coi toàn bộ Indonesia thuộc về châu Á) hay Indonesia là quốc gia duy nhất có biên giới bộ với Malaysia, Đông Timor, Papua New Guinea (khi coi các đảo thuộc phía đông nước này thuộc về Melanesia của châu Đại Dương). Trong trường hợp Melanesia mở rộng tới các đảo phía đông Indonesia thì điểm cao nhất châu Đại Dương thuộc về đỉnh Puncak Jaya ở tỉnh Papua với độ cao tới 4.884 m (16.024 ft) còn điểm thấp nhất thuộc về hồ Eyre, Australia với độ cao -16 m (-52 ft) so với mực nước biển.


Các câu hỏi tương tự
Vu Uy Phong
Xem chi tiết
Nguyễn Vân Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Huyền Trang
Xem chi tiết
kieu ba vuong
Xem chi tiết
hằng cute
Xem chi tiết
Đỗ Thị Hằng
Xem chi tiết
nguyen minh hoa
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ánh
Xem chi tiết
tran dinh viet
Xem chi tiết