Đào Thị Trang

các bạn giải giúp mình bài này với:

Bài 1 : tìm 3 số tự nhiên liên tiếp biết rằng nếu cộng 3 tích của 2 trong 3 số ấy ta được 242 

Bài 2 :

a) Tính (2^9+2^7+1)(2^23-2^21-2^19-2^17-2^14-2^10+2^9-2^7+1)

b) Số 2^32+1 có phải là số nguyên tố không 

Thầy Giáo Toán
21 tháng 8 2015 lúc 9:33

Bài 1. Ba số tự nhiên liên tiếp là \(a,a+1,a+2,\)  với \(a\ge0\). Tích của 2 trong 3 số ấy là các số \(a\left(a+1\right),\left(a+1\right)\left(a+2\right),a\left(a+2\right).\)  Theo giả thiết \(a\left(a+1\right)+\left(a+1\right)\left(a+2\right)+a\left(a+2\right)=242\to\left(a+1\right)\left(2a+2\right)+a^2+2a+1=243\)

suy ra \(\to2\left(a+1\right)^2+\left(a+1\right)^2=243\to3\left(a+1\right)^2=243\to\left(a+1\right)^2=81\to a+1=9\to a=8.\)

 

Bài 2.

a) CHẮC BẠN GÕ NHẦM ĐỀ BÀI.  Đề chính xác là

\(\left(2^9+2^7+1\right)\left(2^{23}-2^{21}+2^{19}-2^{17}+2^{14}-2^{10}+2^9-2^7+1\right)\)

Đáp số là \(2^{2^5}+1=2^{32}+1\). Sở dĩ tôi chắc chắn như vậy, vì đây là phân tích nhân tử của số Fermat thứ 5.

b) Như trên ta biết rằng \(2^{32}+1=\left(2^9+2^7+1\right)\left(2^{23}-2^{21}+2^{19}-2^{17}+2^{14}-2^{10}+2^9-2^7+1\right)\)  nên không phải là số nguyên tố.

 


Các câu hỏi tương tự
Phan Tien Thanh
Xem chi tiết
Phạm Khánh Chi
Xem chi tiết
Phương Dung
Xem chi tiết
Bùi Anh Tuấn
Xem chi tiết
Quân Nguyễn Anh
Xem chi tiết
Tuyết Phương
Xem chi tiết
Nguyền Hoàng Minh
Xem chi tiết
vu tien dat
Xem chi tiết
Đào Minh Hiếu
Xem chi tiết