Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Gấu Trúc Con

Các bạn có tin ma không 

Minh Long
22 tháng 3 2016 lúc 20:49

Hồn Ma , trong tư tưởng tín ngưỡng và triết học, trong niềm tin của nhân loại là bản chất tự nhận thức bản thân đặc trưng cho một sinh vật nào đó. Theo những tư tưởng này, linh hồn sát nhập bản chất bên trong của mỗi sinh vật, và là cơ sở thật sự cho trí tuệ. Nhiều nền văn hóa và tín ngưỡng tin rằng, linh hồn là sự thống nhất của ý thức về đặc tính của một cá thể.

Khái niệm về linh hồn có những liên hệ chặt chẽ với những ý niệm về cuộc sống sau khi chết, nhưng có nhiều ý kiến rất khác nhau, thậm chí của cùng một tôn giáo nào đó, về những gì sẽ xảy đến với linh hồn sau khi cơ thể chết đi. Nhiều người theo những tôn giáo, triết lý nhất định cho linh hồn là phi vật chất, trong khi có người khác lại cho rằng linh hồn có thể có một thành phần vật chất nào đó, và một vài người thậm chí đã cố tìm khối lượng (trọng lượng) của linh hồn. Linh hồn thường (nhưng không luôn luôn, như được giải thích ở dưới đây) được cho là bất tử.

Những người hoài nghi về Hon Ma viện dẫn những hiện tượng như suy giảm hoặc mất khả năng nói, viết và hiểu ngôn ngữ ở dạng nói hay viết do thương tổn, bệnh tật ở các trung tâm não; vàbệnh Alzheimer là những bằng chứng chứng tỏ đặc tính của một cá thể là vật chất, và hơn nữa được cấu tạo từ những thành phần đơn lẻ, trái với triết lý cho rằng linh hồn là bất tử, và thống nhất.

Giải thích Hon Ma theo khoa học

Khoa học thực nghiệm không đồng tình có linh hồn, mặc dù chưa có bằng chứng cụ thể nào để minh chứng. Theo khoa học: bộ não là hoạt động của tâm lý. Do vậy, đa số nhà khoa học tuy chưa khẳng định dứt khoát nhưng họ ủng hộ quan điểm: “bộ não là linh hồn”. Mặc dù vậy, họ vẫn chưa có chứng minh được bộ não là linh hồn. Câu hỏi: linh hồn là gì vẫn còn dành cho nhiều nhà khoa học. Vô số hiện tượng tâm lý xảy ra mà chưa có lời giải thích thỏa đáng.

Giải thích hồn ma theo Phật Giáo

Theo như giải thích của Phật Giáo, đặc biệt là môn học Vi diệu pháp thì không có một linh hồn nào trong con người. Con người gồm 2 phần Sắc Uẩn (các bộ phận cơ thể) và Danh Uẩn (các trạng thái tâm lý). Vi diệu pháp quan niệm đời sống con người là tiến trình phối hợp giữa các trạng thái vật lý (của Sắc Uẩn) và trạng thái tâm lý (của Danh Uẩn) biến đổi theo nhân duyên (tùy thuộc điều kiện). Danh Uẩn gồm Thọ Uẩn (các trạng thái cảm giác), Tưởng Uẩn (các trạng thái tưởng tượng), Hành Uẩn (các trạng thái tâm hoạt động), Thức Uẩn (ý thức chủ) cùng sinh, cùng diệt tùy theo điều kiện phát sinh trong cuộc sống. Đa số những lầm tưởng về một cái linh hồn, cái ngã mà con người tưởng tượng ra là do Tưởng Uẩn hoạt động. Có 2 vấn đề chi phối đời sống tâm lý con người là Nghiệp và “Sự tùy thuộc phát sanh của Thức” (xem Thập nhị nhân duyên.

Theo như Vi diệu pháp, Thức không tồn tại thường hằng mà biến đổi, sinh và diệt rất nhanh. Trong một sát na (nhỏ hơn một giây rất nhiều lần) thì Thức sinh và diệt tiếp nối nhau. Ví dụ: sở dĩ chúng ta thấy được hình ảnh là do Nhãn thức (thức thấy) sinh và diệt liên tục tiếp nối nhau tạo ra “sự thấy”. Nhãn thức 1 sinh rồi diệt, nhãn thức 2 sinh rồi diệt, nhãn thức thứ n sinh và diệt tạo nên cái thấy. Chúng ta tưởng rằng “cái thấy” do thức là trường tồn, chứ thật ra chúng sinh và diệt nối tiếp nhau. Tương tự cho: nhĩ thức (thức nghe), tỉ thức (thức ngửi mùi), thiệt thức (thức của vị), thân thức (thức của thân). Riêng Ý thức sanh lên cùng lúc với nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân. Tức là không có một cái ngã nào hay linh hồn nào mà trường cửu dù trong một giây đồng hồ. Vi diệu pháp tuyên bố rằng Danh Uẩn sinh diệt còn lẹ hơn là Sắc Uẩn gấp 17 lần. Điều này, chúng ta thấy rất gần với sự biến đổi (sinh diệt) của các hạt sơ cấp trong vật lý là không thể nắm bắt được vị trí của hạt đó. Lúc sắp chết, Thức Cuối Cùng (Tâm Tử) sinh lên và diệt, Thức Tái Sinh cho một kiếp sống mới được tạo ra do Nghiệp qui định. Do vậy, theo như Vi Diệu Pháp của Phật giáo nguyên thủy thì không có một linh hồn nào mà cái “linh hồn” chẳng qua là sự hoạt động của Danh Uẩn dưới tác động của Nghiệp và Do duyên sinh (do cuộc sống chi phối). Một số trường phái Phật Giáo khác như Mật Tông quan niệm có Thân Trung Ấm để cho linh hồn trú ngụ trước khi nhập thai. Tuy nhiên, quan niệm ấy chưa được ai kiểm chứng và sự giải thích về linh hồn không phù hợp với khoa học.

Truong Ha Truc Uyen
22 tháng 3 2016 lúc 20:53

Bạn Phạm Xuân Quyền chỉ cần nói có hay không là được đâu cần phải giải thích dài dòng như hế.
 

Tạ Thanh Mai
22 tháng 3 2016 lúc 20:55

a là một khái niệm trừu tượng, một phần phi vật chất của một người đã chết (hay hiếm hơn là một động vật đã chết).

Theo quan niệm của một số tôn giáo và nền văn hóa, con người gồm thể xác (mang tính chất vật chất) và linh hồn (mang tính chất phi vật chất).

Khi thể xác chết, linh hồn xuất khỏi thể xác. Nếu linh hồn đó không có cơ hội đầu thai hoặc nơi trú ngụ chung với các linh hồn khác mà tương tác với cõi thực có con người, sẽ gọi là "ma", "hồn ma", "quỷ"; nhưng nếu các phần phi vật chất đó tương tác với cõi thực của con người theo tình cảm, theo trách nhiệm được giao của các tôn giáo thì lại gọi là "hồn", "linh hồn", "thánh", "thần", "thiên sứ".

Phật giáo gọi linh hồn người mới mất là hương linh.

Thực tế thì khi nói đến ma người ta chỉ nghĩ đến những vật thể phi hình dáng, khó làm hại người.

Nhưng khi nói đến "quỷ", thì đó là một khái niệm đáng sợ.

Trong chuyện kể dân gian các nước thường lưu truyền những câu chuyện về quỷ từng giết và ăn thịt người rất hãi hùng dễ sợ.

Ma quỷ có thể nhập vào người sống.

NIỀM TIN VÀO MA

Không có cơ sở xác quyết là có ma một cách chắc chắn và khoa học cho đến nay.

Nhưng tùy vào từng người, lứa tuổi, tôn giáo, chủng tộc mà họ tin là có ma hay không.

Nói chung phụ nữ, trẻ em, người già, vùng nông thôn thì thường dễ tin là có ma hơn các đối tượng khác.

Ma thường được miêu tả là một dạng người (mặc dù cũng hiếm khi đề cập tới ma động vật), nhưng miêu tả thông thường là "trắng bạc", "cái bóng lờ mờ", "nửa trong suốt", hay "tựa như sương mù", "đống đen thùi lùi".

Ma không có cơ thể sống như con người. Xã hội của ma theo nhiều người là "âm phủ" còn chỗ ở của ma là cái mộ (sống cái nhà thác cái mồ) vì vậy họ xây dựng nhà mồ rất đẹp có nhiều nghĩa địa khang trang như một thành phố, nhưng ma cũng có thể vương vất ở những nơi tăm tối, vắng vẻ nơi có liên quan đến họ khi còn sống.

Theo quan điểm một số người thì chỉ có người có "duyên" với linh hồn đó mới có thể nhìn thấy linh hồn hoặc chỉ những người có khả năng đặc biệt còn gọi là các nhà ngoại cảm là có thể thấy và tương tác với linh hồn hoặc ma.

Nhiều người cho rằng ma có khả năng biết tất cả nhưng gì người sống nghĩ, có khả năng biết được các việc đã, đang và sắp xảy ra như kết quả xổ số (số đề) hoặc có khả năng tác động lên thể xác, lời nói của người sống như hiện tượng lên đồng, tác động lên cảm quan người sống như dắt người sống đi lạc vào bụi, xúi người sống ăn đất mà tưởng ăn bánh hoặc ma có thể tác động lên vật chất như tạo ra tiếng động, rung cây, xô lệch bàn ghế ...

Trong dân gian Trung Quốc, ma không có bóng và không được phản chiếu lên gương.

Ngoài ra, đa số ma còn sợ ánh sáng Mặt Trời và các thần thánh.

Do đó người ta thường dùng các loại bùa và dấu hiệu như bát quái, thánh giá, máu ***, tỏi, củ hành, cây dâu, cây đồng đình... để trừ ma.

Tuy nhiên theo lời kể của một số người cho rằng họ đã từng thấy ma, các vật đó không tác dụng gì mà họ cũng chẳng giải thích được tại sao ma lại không biết sợ.

NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG MA

Khả năng hiểu biết của con người về ma quỉ rất hạn chế, chủ yếu mang tích chất suy đoán, tưởng tượng.

Các nhà cận tâm lý học có rất nhiều nghiên cứu về hiện tượng ma quỷ nhưng vẫn chưa có khẳng định khoa học nào.

Các thầy ngải dùng linh hồn, thường là chết oan, để trù ếm và luyện các các loại ngải có tác dụng hại người.

Đa số các phim kinh dị đều dùng các yếu tố ma quái.

Phim ma thường có những cảnh huyền bí, hay phản khoa học, và sự xuất hiện của ma thường kèm theo chết ***c. Truyện ma cũng thế.

Tiểu thuyết Liêu trai chí dị của Trung Quốc bao gồm cả ma thiện lẫn ma ác và ma mà giống hệt như người từ sinh hoạt tình dục đến tình cảm yêu đương.
Ngành công nghiệp du lịch Anh dùng ma để thu hút du khách.

CÁC GIẢ THUYẾT CỦA GIỚI KHOA HỌC

Ma có thể là do các sóng hạ âm gây ra, gió biển mạnh thổi nhanh dọc theo các hành lang và tháp canh của những lâu đài và biệt thự cổ tạo ra.
Các sóng hạ âm được cho là nguyên nhân gây ra hiện tượng, nên người ta thường thấy ma ở các nơi này .

LỜI KẾT

Người ta xếp Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò để thấy rằng ma còn tinh nghịch, phiền phức, rắc rối hơn cả học trò nhưng chưa thấy chứng cớ nào về sự tinh nghịch của ma hơn sự tinh nghịch của con người.

Chỉ có con người là có khả năng biến thành quỷ dữ để giết con người chứ không có quỷ biến thành Phật để diệt quỷ.

Chỉ có con người là tạo ra ma để dọa con người nhưng chưa thấy ma tạo ra con người để dọa ma.

 

Forever Love You
22 tháng 3 2016 lúc 20:55

Chỉ có linh hồn của người đã qua đời chứ ko có ma 

Bùi Hà Trang
22 tháng 3 2016 lúc 21:10

Tớ trả lời ngắn gọn nhé:

Dân nói có, đảng nói không. Khoa học đang chứng minh.

Tiểu thư nhà Giàu
23 tháng 3 2016 lúc 11:00

LƯU Ý

Các bạn học sinh KHÔNG ĐƯỢC đăng các câu hỏi không liên quan đến Toán, hoặc các bài toán linh tinh gây nhiễu diễn đàn. Online Math có thể áp dụng các biện pháp như trừ điểm, thậm chí khóa vĩnh viễn tài khoản của bạn nếu vi phạm nội quy nhiều lần.

Chuyên mục Giúp tôi giải toán dành cho những bạn gặp bài toán khó hoặc có bài toán hay muốn chia sẻ. Bởi vậy các bạn học sinh chú ý không nên gửi bài linh tinh, không được có các hành vi nhằm gian lận điểm hỏi đáp như tạo câu hỏi và tự trả lời rồi chọn đúng.

Mỗi thành viên được gửi tối đa 5 câu hỏi trong 1 ngày

Các câu hỏi không liên quan đến toán lớp 1 - 9 các bạn có thể gửi lên trang web h.vn để được giải đáp tốt hơn.


Các câu hỏi tương tự
fgcfyedfgyguysfdyuf
Xem chi tiết
công chúa ngốc nghếch
Xem chi tiết
chi
Xem chi tiết
Chỉ Yêu Ma Kết Mà Thôi
Xem chi tiết
Phạm Thị Khánh Linh
Xem chi tiết
Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
không bạn không tình yêu...
Xem chi tiết
tuan
Xem chi tiết