C1:phản xạ là j?lấy vd
C2:khi gặp người bị gãy xương cẳng tay cần lm j để băng bó và sơ cứu cho họ?
C3:cần ăn bổ sung loại chất nào để giúp chắc khoẻ xương?
C4:tế bào máu nào tham gia vận chuyển O2 và CO2
C5:nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng xương dài
C6:ở xương dài trẻ em, bộ phận nào chứa tủy đỏ
C7:mô là j?kể tên và chức năng của từng loại mô
C8:máu gồm những j?nêu chức năng những thành phần
C9:miễn dịch là j?bản thân em đã miễn dịch vs những bệnh nào khi đã bị trc đó
Câu 1:
- Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh gọi là phản xạ.
- VD: Cô giáo vào lớp, em đúng dậy chào.
Câu 2:
- Bước 1: Để người đó nằm yên (không di chuyển), dùng khăn sạch nhẹ nhàng lau vết thương.
- Bước 2: Đặt nẹp (hoặc thước gỗ, cành cây,..) dưới chỗ xương gãy, lót băng gạc giữa hai đầu nẹp đồng thời buộc cố định.
- Bước 3: Sử dụng băng quấn chặt từ khuỷu tay tới cổ tay, quấn hai vòng.
- Bước 4: Buộc dây đeo cẳng tay vào cổ.
Câu 3: Canxi và vitamin D.
Câu 4: Hồng cầu
Câu 5:
- Xương dài gồm có thân xương và 2 đầu xương, chỗ tiếp giáp giữa đầu xương với thân xương có đĩa sụn tăng trưởng.
- Chức năng của xương dài là: Nâng đỡ - vận động, chứa tủy.
- Đầu xương gồm có:
+ Sụn bọc đầu xương có tác dụng làm trơn đầu xương, giảm sự ma sát của xương khi vận động.
+ Mô xương xốp gồm các nan xương xếp theo kiểu vòng cung có chức năng làm phân tán lực tác động lên xương. Giữa các nan xương có các ô tủy đỏ (tạo hồng cầu cho máu).
- Thân xương gồm có:
+ Màng xương có chứa năng phân chia làm xương to về bề ngang.
+ Mô xương cứng tạo tính vững chắc và chịu lực cho xương.
+ Khoang xương là một ống rỗng nằm trong thân xương có chứa tủy đỏ ở trẻ em (sinh hồng cầu), mỡ vàng ở người già (tủy đỏ chuyển thành mỡ vàng).
+ Sụn tăng trưởng có tác dụng giúp xương ở trẻ dài ra , ở người trưởng thành sụn tăng trưởng đã hóa xương nên xương không thể dài ra nữa.
Câu 6: Mô xương xốp và khoang xương.
Câu 7:
- Mô là một tập hợp gồm các tế bào chuyên hóa có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định.
- Các loại mô:
+ Mô biểu bì: gồm các tế bào xếp sít nhau, phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái... có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết
+ Mô liên kết: có ở tất cả các loại mô để liên kết các mô lại với nhau. Có hai loại mô liên kết: Mô liên kết dinh dưỡng (Máu và bạch huyết) và Mô liên kết cơ học (Mô sụn và xương). Ngoài ra còn có mô liên kết dạng sợi vừa có chức năng dinh dưỡng vừa có chức năng cơ học.
+ Mô cơ: Gồm các tế bào có hình dạng kéo dài.Mô cơ trơn.Mô cơ vân (cơ xương).Mô cơ tim.
+ Mô thần kinh: gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm.
Câu 8:
- Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%). Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
- Chức năng của từng thành phần:
+ Huyết tương duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch ; vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và các chất thải.
+ Hồng cầu vận chuyển \(O_2\) và \(CO_2\).
Câu 9:
- Miễn dịch là tập hợp tất cả các cơ chế sinh học giúp cho một cơ thể đa bào giữ được sự liên kết giữa các tế bào và các mô, đảm bảo sự toàn vẹn của cơ thể bằng cách loại bỏ những thành phần bị hư hỏng cũng như các chất và sinh vật xâm hại.
(Tham khảo)