Cho các bộ phận sau:
(1) Đỉnh rễ. (2) Thân.
(3) Chồi nách. (4) Chồi đỉnh.
(5) Hoa. (6) Lá.
Mô phân sinh đỉnh không có ở bộ phận nào?
A. (1), (2) và (3).
B. (2), (3) và (4).
C. (3), (4) và (5).
D. (2), (5) và (6).
Sử dụng các thông tin sau đây để sắp xếp sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp cho phù hợp
(1) Thân, rễ dài ra
(2) Là sự sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân và rễ do hoạt động của mô phân sinh đỉnh
(3) Mô phân sinh bên
(4) Cây hai lá mầm
(5) Là sự sinh trưởng làm tăng đường kính của thân và rễ do hoạt động của mô phân sinh bên
(6) Thân, rễ to lên
(7) Mô phân sinh đỉnh
(8) Cây hai lá mầm và một lá mầm
A. sinh trưởng sơ cấp: (1), (2), (4) và (7) ; sinh trưởng thứ cấp: (3), (5), (6) và (8)
B. sinh trưởng sơ cấp: (1), (2), (3) và (8) ; sinh trưởng thứ cấp: (4), (5), (6) và (7)
C. sinh trưởng sơ cấp: (1), (2), (7) và (8) ; sinh trưởng thứ cấp: (3), (4), (5) và (6)
D. sinh trưởng sơ cấp: (1), (5), (7) và (8) ; sinh trưởng thứ cấp: (2), (3), (4) và (6)
Trong số các nhận định sau về chức năng các thành phần trong cấu trúc của lá:
(1). Tế bào mô giậu chứa lục lạp, là loại tế bào thực hiện quang hợp chính.
(2). Các khí khổng vừa có vai trò lấy nguyên liệu quang hợp vừa có vai trò đào thải sản phẩm quang hợp.
(3). Gân lá vừa có vai trò nâng đỡ lá vừa có vai trò vận chuyển các nguyên liệu quang hợp đến lá.
(4). Lục lạp trong lá vừa có vai trò quang hợp vừa có vai trò hô hấp, cung cấp năng lượng cho tế bào lá.
Số nhận định không chính xác là:
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Khi nói về quá trình trao đổi nước của thực vật trên cạn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cơ quan hút nước chủ yếu là rễ.
II. Cơ quan thoát hơi nước chủ yếu là lá.
III. Nước được vận chuyển từ rễ lên lá rồi lên thân bằng mạch gỗ.
IV. Tất cả lượng nước do rễ hút được đều thoát ra ngoài qua con đường khí khổng.
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
Cho các bộ phận sau:
1. Đỉnh rễ. 2. Thân.
3. Chồi nách. 4. Chồi đỉnh.
5. Hoa. 6. Lá.
Mô phân sinh đỉnh không có ở
A. 1,2, 3.
B. 2, 5, 6.
C. 1, 5, 6.
D. 2, 3, 4.
Cho các phát biểu sau:
I. Lá là cơ quan quang hợp của cây.
II. Nguyên liệu của quá trình quang hợp là CO2 và H2O.
III. Sản phẩm của quá trình quang hợp là C6H12O6 và O2.
IV. Nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời được diệp lục hấp thụ và chuyển thành hóa năng
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Lá có đặc điểm nào phù hợp với chức năng quang hợp?
I. Hình bản, xếp xen kẽ, hướng quang.
II. Có mô xốp gồm nhiều khoang trống chứa CO2; mô giậu chứa nhiều lục lạp.
III. Hệ mạch dẫn (bó mạch gỗ của lá) dày đặc, thuận lợi cho việc vận chuyển nước, khoáng và sản phẩm quang hợp.
IV. Bề mặt lá có nhiều khí khổng, giúp trao đổi khí.
A. I, II, IV
B. I, II, III
C. I, II, III, IV
D. II, III, IV
1,Vì sao nito được xem là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng nhất của cây xanh ?
2,Tại sao thế nước ở lá cây lại thấp hơn thế nước ở rễ cây?
3,Động lực vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây ở cây thân gỗ khác nhau như thế nào?Tại sao mạch rây phải là các tế bào sống còn mạch rễ thì không?
4,Một số loài cây trước khi gieo hạt người ta cho hạt cây nhiễm loại bào tử nẫm cộng sinh với rễ cây.Việc làm này đem lại lợi ích gì cho cây trồng?Giải thích.
5,Nếu đất trồng ngô bị kiềm hóa với pH\(\approx\)8,0 thì hiện tượng vàng lá liên quan đến những nguyên tố khoáng nào?Hãy đề xuất giải pháp để khắc phục hiện tượng vàng lá trong trường hợp này.
Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây bụi, cây thân thảo vì:
1. Ở cây thân gỗ, áp suất rễ không đẩy được nước lên phần lá trên cao.
2. Cây bụi và thân thảo thường thấp, gần mặt đất dễ xảy ra bão hòa hơi nước vào ban đêm, nhất là khí trời lạnh.
3. Cây bụi và cây thân thảo thường thấp nên động lực áp suất rễ đủ đẩy nước đến mép phiến lá.
4. Cây bụi và cây thân thảo không có bó mạch gỗ nên lực thoát nước yếu dẫn đến hiện tượng ứ giọt xuất hiện.
Phương án đúng
A. 2, 3, 4
B. 1, 2, 3
C. 2, 3
D. 2, 4