Cha mẹ đang bàn bạc với nhau về vấn đề kinh tế trong gia đình. Người con ngồi gần đó nói xen vào câu chuyện kiến cha mẹ rất bực mình. Trong lĩnh vực hội thoại, hiện tượng người con nói xen vào câu chuyện như trên được gọi là hiện tượng gì?
A. Nói leo.
B. Cướp lời.
C. Nói tranh.
D. Nói hỗn.
ĐỀ 11:
CÂU 1:
“Chuyện kể rằng, có hai người bạn đang thực hiện chuyến hành trình trên sa mạc. Trong chuyến đi dài, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Không giữ được bình tĩnh, một người đã tát người bạn của mình.
Người kia rất đau nhưng không nói gì. Anh chỉ lặng lẽ viết lên cát rằng: “Hôm nay, bạn tốt nhất của tôi đã tát vào mặt tôi”. Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ sẽ quyết định dừng chân và tắm. Người bạn vừa bị tát do sơ ý bị trượt chân xuống một bãi lầy và ngày càng lún sâu xuống. Nhưng người bạn kia đã kịp thời cứu anh.
Ngay sau khi hồi phục, người bạn suýt chết khắc lên tảng đá dòng chữ: “Hôm nay, bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”. Người bạn kia hết sức ngạc nhiên bèn hỏi: “Tại sao khi tớ làm cậu đau, cậu lại viết lên cát còn bây giờ là một tảng đá?”
Câu trả lời anh nhận được là: “Khi ai đó làm chúng ta đau đớn, chúng ta nên viết điều đó lên cát, nơi những cơn gió của sự tha thứ sẽ xóa tan những nỗi trách hờn. Nhưng khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc chuyện ấy lên đá, nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi được”.
(Theo Internet)
a. Cho biết nội dung của câu chuyện trên. (1.0 điểm)
Một người cha nói chuyện với một người con về công việc gia đình. Trong cuộc hội thoại đó, quan hệ giữa hai người là quan hệ gì ?
A. Quan hệ gia đình
B. Quan hệ chức vụ xã hội
C. Quan hệ tuổi tác
D. Quan hệ họ hàng
CÂU 1:
“Chuyện kể rằng, có hai người bạn đang thực hiện chuyến hành trình trên sa mạc. Trong chuyến đi dài, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Không giữ được bình tĩnh, một người đã tát người bạn của mình.
Người kia rất đau nhưng không nói gì. Anh chỉ lặng lẽ viết lên cát rằng: “Hôm nay, bạn tốt nhất của tôi đã tát vào mặt tôi”. Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ sẽ quyết định dừng chân và tắm. Người bạn vừa bị tát do sơ ý bị trượt chân xuống một bãi lầy và ngày càng lún sâu xuống. Nhưng người bạn kia đã kịp thời cứu anh.
Ngay sau khi hồi phục, người bạn suýt chết khắc lên tảng đá dòng chữ: “Hôm nay, bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”. Người bạn kia hết sức ngạc nhiên bèn hỏi: “Tại sao khi tớ làm cậu đau, cậu lại viết lên cát còn bây giờ là một tảng đá?”
Câu trả lời anh nhận được là: “Khi ai đó làm chúng ta đau đớn, chúng ta nên viết điều đó lên cát, nơi những cơn gió của sự tha thứ sẽ xóa tan những nỗi trách hờn. Nhưng khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc chuyện ấy lên đá, nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi được”.
b. Tìm hai từ thuộc trường từ vựng chỉ thái độ của người. (1.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
Mẹ con Lí Thông đang ngủ, bỗng nghe tiếng gọi cửa. Ngỡ là hồn oan của Thạch Sanh hiện về, mẹ con hắn hoảng sợ, van lạy rối rít. Khi Thạch Sanh vào nhà kể cho nghe chuyện giết chằn tinh, chúng mới hoàn hồn. Nhưng Lí Thông bỗng nảy ra kế khác. Hắn nói:
- Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hày trốn ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.
Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng vội từ giã mẹ con Lí Thông, trở về túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân.
(Thạch Sanh)
1. Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì? Câu nào thể hiện rõ nhất mục đích ấy?
2. Lí Thông có đạt được mục đích của mình không? Chi tiết nào nói lên điều đó?
3. Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì?
4. Nếu hiểu hành động là “việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định” thì việc làm của Lí Thông có phải là một hành động không? Vì sao?
Truyện ngắn " Trong lòng mẹ" là câu chuyện nói về sự bất hạnh của Hồng khi không được sự yêu thương và chăm sóc của cha mẹ. Cha thì sống trong nghiện ngập. Gia đình càng ngày càng sa sút rồi cuối cùng sụp đổ hẳn. Cha chết, người mẹ vì "cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực"; để lại Hồng sống bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh cay nghiệt của họ hàng.
Trong câu chuyện này, còn có cả người cô độc á, thiếu tình người. Hãy phân tích nhân vật bà cô của bé Hồng qua đoạn truyện ngắn "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng.
KHÔNG ĐƯỢC COPY TRÊN MẠNG NHA.
Đọc câu chuyện và trả lời các câu hỏi:
Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp đầu tiên ở trường tiểu học. Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, mẹ cậu nhận lời. Đây là lần đầu tiên bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé và cậu rất xấu hổ về vẻ bề ngoài của mẹ mình. Mặc dù cũng là một người phụ nữ đẹp nhưng bà có một vết sẹp lớn che gần toàn bộ mặt bên phải. Cậu bé không bao giờ muốn hỏi mẹ mình tại sao bị vết sẹo lớn vậy.
Vào buổi họp mặt, mọi người có ấn tượng rất đẹp về sự dịu dàng và vẻ đẹp tự nhiên của người mẹ mặc cho vết sẹo đập vào mắt, nhưng cậu bé vẫn xấu hổ và giấu mình trong góc tránh mặt mọi người.
Ở đó, cậu bé nghe được mẹ mình nói chuyện với cô giáo. "Làm sao chị bị vết sẹo như vậy trên mặt?" - Cô giáo của cậu hỏi. Người mẹ trả lời: "Khi con tôi còn bé, nó đang trong phòng thì lửa bốc lên. Mọi người đều sợ không dám vào vì ngọn lửa đã bốc lên quá cao, và thế là tôi chạy vào. Khi tôi chạy đến chỗ nó, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống người nó. Tôi ngất xỉu nhưng thật là may mắn, có môt anh lính cứu hỏa đã vào và cứu hai mẹ con tôi." Người mẹ chạm vào vết sẹo nhăn nhúm trên mặt. "Vết sẹo này không chữa được nữa, nhưng cho tới ngày hôm nay, tôi chưa hề hối tiếc vì điều mình đã làm." Đến đây, cậu bé ra khỏi chỗ nấp của mình chạy về phía mẹ, nước mắt lưng tròng. Cậu bé ôm lấy mẹ và cảm nhận được sự hy sinh của mẹ dành cho mình. Cậu nắm chặt tay mẹ suốt cả ngày hôm đó như không muốn rời.
a) Nêu phương thức biwwur đạt chính của câu chuyện trên? (0.5đ)
b) Điều làm cậu bé sợ là gì? (0.5đ)
c) Tại sao cậu bé lại nắm chặt tay mẹ cả ngày hôm đó như không muốn rời? (0.5đ)
d) Nếu em là người con trong câu chuyện, khi chứng kiến câu chuyện của mẹ và cô giáo em sẽ xử sự như thế nào? (0.5đ)
Trong mạch kể chuyện của người kể chuyện xưng "tôi", nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện? Tại sao có thể nói trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả hết sức sống động, như hai con người và không chỉ thông qua sự quan sát của người họa sĩ.
Đọc những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
a) Ông lão chào con cá và nói:
- Mụ vợ tôi lại nổi cơn điên rồi. Nó không muốn làm bà nhất phẩm phu nhân nữa, nó muốn làm nữ hoàng.
Con cá trả lời:
- Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.
(Ông lão đánh cá và con cá vàng)
b) Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thuỷ:
- Đi thôi con.
(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
- Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cầu khiến? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến?
- Câu cầu khiến trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?