Vùng Bắc Tây Nguyên là thủ phủ của các dân tộc: Zarai; Bahnar; Xê Đăng, zẻ Triêng, Brâu,... Nơi đây là một vùng đất đậm đặc truyền thống sử thi và là nơi cội nguồn của ngôi nhà rông truyền thống. Toàn tỉnh Kon Tum hiện nay đã xây dựng được 381 nhà rông chiếm tỉ lệ trên 50% số thôn, buôn, làng mà tỉnh Kon Tum phấn đấu sẽ xây dựng 100% nhà rông vào năm 2005.
Hội thảo khoa học về Nhà rông - Nhà rông văn hoá được tổ chức đầu tiên tại thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum, đã quy tụ nhiều giới nghiên cứu khoa học xã hội ở Hà Nội. Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nguyên - Trường Sơn, duyên hải miền Trung với 52 bản tham luận khoa học, trong đó 2/3 số tham luận là của các nhà nghiên cứu ở các cục, vụ, trực thuộc Ủy ban Khoa học xã hội - Nhân văn và Bộ Vãn hoá - Thông tin (Viện Nghiên cứu văn hoá nghệ thuật, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật và Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Ban Tôn giáo Chính phủ, Cục Bảo tồn bảo tàng,...).
Hội thảo đã đặt ra nhiều vấn đề lí thú, tranh luận sôi nổi giữa các nhà nghiên cứu khoa học và các nhà quản lí văn hoá để tìm ra được tiếng nói chung về việc xác định nhà rông - ngồi nhà chung truyền thống của Tây Nguyên: hình dáng, kiến trúc, vật liệu xây dựng, quy cách, quy trình xây dựng hay phần hồn với những tín ngưỡng, sinh hoạt văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc của nó. Câu trả lời thứ nhất của hội thảo là: nhà rông là một di sản văn hoá độc đáo cần được bảo tồn và phát huy. Hàng trăm ngôi nhà rông của đồng bào Tây Nguyên đã sừng sững tồn. tại với thời gian. Nhà rông - niềm tự hào của đồng bào Tây Nguyên nói riêng và cả cộng dồng dân tộc Tây Nguyên - Trường Sơn và các tỉnh duyên hải miền Trung với nét độc đáo riêng biệt, dáng vươn cao vứt, bề thế, thể hiện tính vươn lên mạnh mẽ, vượt qua gian lao, vất vả đề tự khẳng định mình trong quá khứ và hiện tại. Sự ra đời của ngôi nhà chung (nhà rông) tự bản chất của nó gắn với những hình thái kinh tế xã hội và điều kiện tự nhiên.
Nhà rông Tây Nguyên được xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu của núi rừng Tây Nguyên như tranh, tre, gỗ, lồ ô,... và được xây dựng cất trên một khoảng đất rộng. Nằm ngay trong khu vực trung tâm của buôn làng. Chức năng của nhà rông truyền thống là nơi thực thi các luật tục, nơi tiếp khách, nơi diễn ra các sự kiện trọng đại của buôn làng, nơi già làng tập hợp dân làng để bàn việc làng, việc nước, nơi thể hiện các lễ hội - tâm linh cộng đồng và là nơi các thế hệ nghệ nhân già truyền đạt lại cho thế hệ trẻ những giá trị văn hoá truyền thống,... Ngôi nhà chung ấy còn là nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống; chiêng, trống, cồng, vũ khí, đầu các con vật hiến sinh trong các ngày lễ. Độ cao của ngôi nhà rông truyền thống có khi cao đến 18m và mái nhọn, cao vút, người thợ thù công tài tình, khéo léo chỉ bằng vật liệu của núi rừng mà tạo nên lối kiến trúc độc đáo, bền vững với nhiều loại hoa văn phong phú mà gam màu chủ đạo là màu đen, trắng và nâu đậm.
Một câu hỏi đặt ra trong hội thảo là ngôi nhà rông văn hoá ra đời có làm mất đi những gì vốn có của nhà rông truyền thống hay không? Có nhà nghiên cứu cho rằng nhà rông có vai trò giống như ngôi đình của người Việt, song cũng có đa số ý kiến cho là khác, bởi lẽ theo Giáo sư - Tiến sĩ Lâm Chí Biền (Viện Nghiên cứu văn hoá nghệ thuật), nhà rông là biểu trưng hướng về cõi dương. Đình làng của người Việt hướng về cõi âm, ở mỗi đình làng người Việt khi xây dựng mái thấp bé, phía trước và sau đình làng dựng theo thuyết phong thuỷ... Điều thống nhất trong hội thảo là đa số các nhà quản lí văn hoá và các nhà khoa học đều cho rằng, nhà rông văn hoá là một thiết chế văn hoá cơ sở hiện nay trong quá trình xây dựng đời sống văn hoá cơ sở. Tiếp thu có chọn lọc nhà rông truyền thống và đưa vào hoạt động như một điểm sinh hoạt văn hoá ở buôn làng, cho dù tên gọi là nhà rông, nhà Gươi, nhà Zơag,... hay có nhà nghiên cứu gọi là ngôi nhà sinh hoạt văn hoá mang hình dáng nhà rông, thì đại đa số vẫn thông nhất chung là chức năng tâm linh và các hoạt dộng việc lùng, việc nước vẫn được tổ chức tại ngôi nhà chung cộng đồng ấy. Nhà rông chỉ có dân tộc Bahna - Zởgao, người zẻ Triêng, Xê Đăng, Zarai ở Bắc Tây Nguyên (tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum) mới có, ngoài ra các dân tộc khác như dân tộc Ê Đê thì chỉ có nhà dài.
Nhà rông - nhà rông văn hoá là một biểu tượng văn hoá rất đáng tự hào của đồng bào các tỉnh Tây Nguyên - Trường Sơn và các tỉnh duyên hải miền Trung. Nhà rông là một di sản văn hoá trân trọng, giữ gìn và phát huy giá trị của nó trong việc bảo tồn và giữ gìn văn hoá dân tộc.
nhà rông liên quan gì đến lịch sử
eM THẤY CÓ LẼ CHỊ NÊN TỰ ĐỘNG NÃO ĐI CHỨ LỚP 5 RỒI, LỚN DẦN THÌ CÁI NÃO CŨNG PHẢI LỚN THEO
CHỨ !
Vùng Bắc Tây Nguyên là thủ phủ của các dân tộc: Zarai; Bahnar; Xê Đăng, Zẻ Triêng, Brâu v.v... Nơi đây là một vùng đất đậm đặc truyền thống sử thi và là nơi cội nguồn của ngôi nhà Rông truyền thống. Nhà Rông của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên là cả một tác phẩm nghệ thuật lớn bao gồm điêu khắc, hội họa, trang trí,… đặc biệt là sự thể hiện không gian thiêng liêng, sức mạnh cộng đồng và niềm kiêu hãnh dân tộc, là linh hồn của làng bàn. Nhìn vào nhà Rông, có thể đánh giá được khả năng hội họa và điêu khắc cùng với sự giàu nghèo của buôn làng đó.
Tương tự như ngôi đình làng Việt, Nhà Rông là nơi diễn ra toàn bộ sinh hoạt cộng đồng của dân tộc thiểu số Tây Nguyên, là trụ sở của bộ máy quản trị buôn làng, nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, nhà khách… ; là nơi thể hiện các lễ hội tâm linh cộng đồng và là nơi các thế hệ nghệ nhân già truyền đạt lại cho thế hệ trẻ những giá trị văn hóa truyền thống ..., nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống: cồng, chiêng, trống, vũ khí, đầu các con vật hiến sinh trong các ngày lễ, và là nơi đứa trẻ, từ tấm bé đã được quây quần quanh bếp lửa nghe người già kể khan; nơi người lớn được tụ họp hằng đêm, nói cho nhau nghe chuyện của núi rừng...
Theo Tạ Đức trong cuốn “Nguồn gốc và sự phát triển của kiến trúc biểu tượng và ngôn ngữ Đông Sơn”, quan niệm: mô-típ "tháp" (ở đây là nhà Rông) chính là một biến thể của biểu tượng cây vũ trụ trong huyền thoại khởi nguyên của nhiều tộc người. Từ điển Bana - Pháp của Guilleminet cho biết: rông = hơrông = jong = wal đều có nghĩa là nhà công cộng ở người Bana, Xê-đăng và một làng Giarai tiếp giáp với người Bana. Đó là nơi hội họp của cả làng, là trụ sở của dân quân tự vệ làng, nơi ngủ của trai chưa vợ, đàn ông góa còn trong tuổi cầm vũ khí, nơi đón tiếp khách và nơi nghỉ của khách quý... Theo Condominas, trong tiếng Muông Gar có từ ndroong Yaang có nghĩa là cái bàn thờ nhỏ treo một bên mái, chỉ làm khi cúng trâu; và từ rơơn có nghĩa là nhà trong làng ở tạm. Theo Roux, ở người Khơmu (Tây Bắc) gang giông = nhà sàn, và theo Izikowitw người Khơmu ở Tây Bắc và người Lamet ở Lào có công = nhà làng. Trong tiếng Xiêm, có rong = nhà, rong raem = khách sạn, rong phây barn = bệnh viện. Đồng bào Djarai gọi là “Sang Roong”, Bahnar gọi là “Nal” hay “H’năm fơng”, Triêng gọi là “N’Ring”, K’Tu gọi là “ Gươl”...
Người Tây Nguyên quan niệm nhà Rông, tức nhà Sàn là nơi khí thiêng của đất trời tụ lại để bảo trợ cho dân làng, vì thế trong mỗi nhà rông đều có một nơi thiêng liêng để thờ các vật thiêng, nhiều khi chỉ là một con dao, hòn đá, chiếc sừng trâu…Trong những thành tố làm nên bản sắc văn hóa Tây Nguyên thì nhà Rông chứa một vai trò quan trọng. Quan trọng bởi bên cạnh giá trị vật chất, nó là nơi ẩn chứa những tầng văn hóa tâm linh rất bền vững của cư dân Tây Nguyên. Mà không chỉ là tâm linh, nó là máu, mồ hôi, nước mắt, là vinh quang kiêu hãnh, là dư ba những ước vọng cao cả của con người trước thiên nhiên, trước vũ trụ. Người ta thường đánh giá sự hùng mạnh trù phú của một làng Tây Nguyên qua nhà Rông. Nhà Rông chỉ gắn với làng, không có nhà rông cấp tỉnh cấp huyện hoặc nhà rông liên làng, là bởi nó gắn với sinh hoạt và tín ngưỡng của một cộng đồng cư dân nhất định.
Nhà Rông là nơi diễn ra các lễ hội dân gian, là nơi tiếp đón khách quí đến thăm buôn làng. Nhà Rông là nơi hội họp của các già làng, phân xử các vụ kiện tụng, tranh chấp liên quan đến cộng đồng. Nhà Rông còn là nơi để các thanh niên nam nữ đến gặp gỡ, tỏ tình và kết duyên chồng vợ. Theo tập tục ở đây, thanh niên chưa vợ, chưa chồng ban đêm phải đến ngủ tại nhà Rông, ngay cả phụ nữ chết chồng hay li dị chồng cũng vậy. Tuy gần gũi nhau, nhưng trai gái các buôn làng không bao giờ để xảy ra chuyện ái tình vụng trộm, do bị phong tục lên án gắt gao và bị lệ làng phạt vạ rất nặng. Người ta gọi một ngôi làng không có nhà Rông là "làng đàn bà", tức cũng gần như nói một cái làng chưa ra làng, chưa xứng đáng là làng. Đấy mới chỉ là một tập hợp rời rạc những cái nhà chưa có hồn, trong đó chứa những sinh linh cũng chưa có hồn, chưa thật sự là con người, bởi người ta chỉ thành người khi được thổi vào đấy hồn người, mà hồn người đối với người Tây Nguyên thì phải là hồn làng.
Nhà Rông được coi là linh hồn của làng,nơi hội tụ khí thiêng của đất trời, sông núi, là nơi lưu giữ những giá trị thiêng liêng của buôn làng. Buôn làng có nhà Rông như được tiếp thêm sức sống. Theo tư duy truyền thống của đồng bào các dân tộc thì nhà Rông là một thành tố không thể thiếu trong đời sống cộng đồng (văn hóa làng). Nhà Rông bao quát mọi tinh hoa văn hóa sáng tạo của con người trong môi trường sinh thái tự nhiên, vừa hùng vĩ vừa tiềm ẩn những yếu tố tâm linh, là biểu hiện của văn hóa rừng và sự cố kết cộng đồng người gắn với thiên nhiên.
Nhà Rông là hình ảnh thu nhỏ của các thành tố văn hóa truyền thống của một làng, một tộc người. Nó chiếm giữ vị trí quan trọng nhất trong tư duy và hiện thực đời sống sinh hoạt của tất cả các thành viên trong cộng đồng. Đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số thì “Dân tộc – Làng – Nhà Rông” là mối quan hệ không thể tách rời, cũng như làng của người Kinh gắn với cây đa, bến nước, sân đình. Nhà Rông hùng vĩ vươn lên bầu trời với hình dáng như một lưỡi búa khổng lồ biểu hiện sức mạnh của một cộng đồng làng, thể hiện tinh thần thượng võ, đầy uy quyền, như là chế ngự không gian và thời gian để khẳng định chủ quyền, lãnh địa của làng.
Làng – nhà Rông – lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ. Văn hóa làng sản sinh ra văn hóa lễ hội và văn hóa nhà Rông, lễ hội dân gian truyền thống tôn vinh quyền uy của nhà Rông còn nhà Rông lại là điều kiện và môi trường để thể hiện lễ hội. Cả hai đều có ý nghĩa duy trì lẫn nhau và nằm trong nhau. Trong khi đó thì lễ hội là đất sống của gần như tất cả các loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian cổ truyền từ các lễ thức, phong tục, tập quán đến các loại hình diễn xướng dân gian, nhạc cụ dân tộc, trang phục, ngôn ngữ, ứng xử... bởi thế nên nhà Rông lại càng có vị trí hết sức quan trọng trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nhà Rông vừa có giá trị văn hóa vật thể (hữu hình), lại vừa có giá trị văn hóa phi vật thể (nội dung bên trong, nơi thể hiện lễ hội). Những hình ảnh bếp lửa nhà Rông bập bùng, những ghè rượu cần cột thành dãy hai bên bếp, âm thanh trầm hùng của cồng chiêng, những vòng xoang uốn lượn và gương mặt rạng rỡ của các già làng, các chàng trai cô gái trong lễ hội ở nhà Rông thể hiện một không gian văn hóa hết sức mộc mạc, đầm ấm, quây quần trong sự cố kết cộng đồng không thể tách rời làm nên bản sắc phong phú, độc đáo của văn hóa truyền thống dưới mái nhà Rông.
Men theo những huyền thoại trong những trường ca, sử thi cổ, tôi lặn lội đến Tây Nguyên để được chìm vào không gian văn hóa nhà rông, nơi hội tụ toàn bộ văn hóa tinh thần của làng, vốn được coi là bộ phận thiêng liêng trong đời sống đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên, cả về vật chất cũng như tinh thần.