Nguyễn Việt Nam

Bài tập: Cho đường tròn (O;R) và một điểm A nằm ngoài đướng tròn (O) sao cho OA=2R. Từ A vẽ tiếp tuyến AB của đường tròn (O) (B là tiếp điểm).

a, C/m \(\Delta ABO\)vuông tại B, Tính độ dài AB theo R

b, Từ B vẽ dây cung BC của (O) vuông góc với cạch OA tại H, C/m AC là tiếp tuyến đường tròn (O)

c, C/m \(\Delta ABC\)đều

d, Từ H kẻ đường thẳng vuông góc với AB tại D. Đường tròn đường kính AC cắt cạnh DC tại E. Gọi F là trung điểm cạnh OB. C/m 3 điểm A, E, F thẳng hàng

Đề thi HK lớp 9 THCS Thường Tín

Cô Hoàng Huyền
13 tháng 12 2017 lúc 15:13

A C B H F G D E J

a) Do AB là tiếp tuyến của đường tròn tại B nên theo đúng định nghĩa, ta có \(OB\perp BA\Rightarrow\widehat{OBA}=90^o\)

Vậy tam giác ABO vuông tại B.

Xét tam giác vuông OAB, áp dụng định lý Pi-ta-go ta có : 

\(AB=\sqrt{OA^2-OB^2}=\sqrt{4R^2-R^2}=R\sqrt{3}\)

b) Ta có BC là dây cung, \(OH\perp BC\) 

Tam giác cân OBC có OH là đường cao nên nó cũng là tia phân giác góc COB.

Xét tam giác OCA và OBA có: 

OC = OB ( = R)

OA chung

\(\widehat{COA}=\widehat{BOA}\) (cmt)

\(\Rightarrow\Delta OCA=\Delta OBA\left(c-g-c\right)\)

\(\Rightarrow\widehat{OCA}=\widehat{OBA}=90^o\). Vậy CA là tiếp tuyến của đường tròn (O) tại C.

c) Ta có BC là dây cung, OH vuông góc BC nên theo tính chất đường kính dây cung ta có H là trung điểm BC.

Xét tam giác vuông OBA có BH là đường cao nên áp dụng hệ thức lượng trong tam giác ta có:

\(HB.OA=OB.BA\Rightarrow HB=\frac{R.R\sqrt{3}}{2R}=\frac{R\sqrt{3}}{2}\)

Vậy thì BC = 2HB = \(R\sqrt{3}\)

Do \(\Delta OCA=\Delta OBA\Rightarrow CA=BA\)

Xét tam giác ABC có \(AB=BC=CA=R\sqrt{3}\) nên nó là tam giác đều.

d) Gọi G là trung điểm của CA; J là giao điểm của AE và HD, F' là giao điểm của AE và OB

Ta cần chứng minh F' trùng F.

Dễ thấy HD // OB; HG // AB mà \(AB\perp OB\Rightarrow HD\perp GH\) hay D là tiếp tuyến của đường tròn tại H.

Từ đó ta có : \(\widehat{EHJ}=\widehat{EAJ}\)  

Vậy thì \(\Delta HEJ\sim\Delta AHJ\left(g-g\right)\Rightarrow\frac{EJ}{HJ}=\frac{HJ}{AJ}\Rightarrow HJ^2=EJ.AJ\)

Xét tam giác vuông JDA có DE là đường cao nên áp dụng hệ thức lượng trong tam giác ta có:

\(JD^2=JE.JA\)

Vậy nên HJ = JD.

Áp dụng định lý Ta let trong tam giác OAB ta có:

Do HD // OB nên \(\frac{HJ}{OF'}=\frac{JD}{F'B}\left(=\frac{AJ}{AF'}\right)\)

Mà HJ = JD nên OF' = F'B hay F' là trung điểm OB. Vậy F' trùng F.

Từ đó ta có A, E, F thẳng hàng.

Bình luận (0)
sotome ai
21 tháng 11 2019 lúc 11:03

dài vậy 😅😅😅

Bình luận (0)
sotome ai
21 tháng 11 2019 lúc 11:08

hông hỉu😆😆

Bình luận (0)
Ganghy
21 tháng 11 2019 lúc 21:10

hkjjcnnghvnnv  n vnvnfjfbhhbnv

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lai Minh Sang
14 tháng 9 2020 lúc 17:42

Tại sao góc EHJ = góc EAJ 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
nhok ho ly lak luk
1 tháng 1 2021 lúc 16:44

hình rối quá ạ

nhìn ko ra

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Khánh Chi
20 tháng 12 2023 lúc 20:32

@Cô Hoàng Huyền:sao trong hình A,E,F nó không thẳng hàng vậy

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Ngọc Tú Uyên
Xem chi tiết
Đinh Hoài Sơn
Xem chi tiết
Song Eun Yong
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Ly
Xem chi tiết
Nguyễn Mai
Xem chi tiết
vu nguyen
Xem chi tiết
Xem chi tiết
TRUONG LINH ANH
Xem chi tiết
Nyx Artemis
Xem chi tiết