nguyễn nguyễn anh thư

Bài 1

Cho tam giác ABC cân tại AGọi D là trung điểm của BC.Từ D kẻ DE vuông góc với AB, DF vuông góc với AC. Chứng minh rằng:

a, tam giác ABD= tam giác ACD.

b, AD vuông góc với BC.

c, Cho AC= 10cm, BC= 12cm.Tính AD.

d, tam giác DEF cân.

Bài 2:

Cho tam giác ABC cân tại A có góc A < 900. kẻ BH vuông góc với AC ,CK vuông góc với AC.Gọi O là giao điểm của BH và CK.

a, Chứng minh tam giác ABH=Tam giác ACH.

b, Tam giác OBC cân.

c, Tam giác OBK = tam giác OCK.

d, trên nửa mặt phẳng bờ BC không chứa điểm A lấy I sao cho IB=IC.Chứng minh 3 điểm A, O, I thẳng hàng.

.

Huy Hoàng
12 tháng 2 2018 lúc 22:48

1) (Bạn tự vẽ hình giùm)

a/ \(\Delta ADB\)và \(\Delta ADC\)có: AB = AC (\(\Delta ABC\)cân tại A)

DB = DC (D là trung điểm của BC)

Cạnh AD chung

=> \(\Delta ADB\)\(\Delta ADC\)(c - c - c) (đpcm)

b/ Ta có \(\Delta ADB\)\(\Delta ADC\)(cm câu a) => \(\widehat{ADB}=\widehat{ADC}\)(hai góc tương ứng)

Mà \(\widehat{ADB}+\widehat{ADC}\)= 180o (kề bù)

=> 2\(\widehat{ADB}\)= 180o

=> \(\widehat{ADB}\)= 90o

=> AD \(\perp\)BC (đpcm)

c/ Ta có D là trung điểm của BC (gt) => DB = DC = \(\frac{BC}{2}=\frac{12}{2}\)= 6 (cm)

và \(\Delta ADC\)vuông tại D => AD2 + DC2 = AC2 (định lí Pitago)

=> AD2 = AC2 - DC2

=> AD2 = 102 - 62

=> AD2 = 100 - 36

=> AD2 = 64

=> AD = \(\sqrt{64}\)= 8 (cm)

d/ \(\Delta BDE\)vuông và \(\Delta CDF\)vuông có: BD = CD (D là trung điểm của BC)

\(\widehat{B}=\widehat{C}\)(\(\Delta ABC\)cân tại A)

=> \(\Delta BDE\)vuông = \(\Delta CDF\)vuông (cạnh huyền - góc nhọn) => DE = DF (hai cạnh tương ứng)

=> \(\Delta DEF\)cân tại D (đpcm)

nguyễn nguyễn anh thư
16 tháng 2 2018 lúc 1:03

Bn ơi b2 nữa nha

Đỗ Thị Dung
19 tháng 3 2019 lúc 13:34

bn ghi sai đề câu 2 rồi kìa, phải là CK vuông góc vs AB, tam giác OBK= tam giác OCH, tam giác ABH= tam giác ACK chứ

mik làm câu 2, còn câu 1 bn Huy Hoang làm rồi nên mik ko làm nx nhé!

a,xét tam giác ABH và tam giác ACK có:

            AB=AC(GT)

           \(\widehat{A}\)chung

=> tam giác ABH= tam giác ACK(CH-GN)

b,vì tam giác ABC cân tại A nên góc B= góc C mà\(\widehat{ABH}\)=\(\widehat{ACK}\)

=>\(\widehat{OBC}\)=\(\widehat{OCB}\)

=>tam giác OBC cân tại O

c,xét tam giác OBK và tam giác OCH có:

            OB=OC(tam giác OBC cân)

           \(\widehat{OBK}\)=\(\widehat{OCH}\)(Theo câu a)

            KB= HC( vì AB=AC mà AK=AH)

=> tam giác OBK = tam giác OCH( c.g.c)

d, bn c/m AI là p/g của\(\widehat{BAC}\)sau đó c/m AO là p/g của góc BAC

sau đó AO và AI cùng nằm trên một đg thẳng rồi kết luận nhé( mik hơi ngại làm)


Các câu hỏi tương tự
Lê Minh Dương
Xem chi tiết
CHÁU NGOAN BÁC HỒ
Xem chi tiết
khucdannhi
Xem chi tiết
hoang ngoc linh
Xem chi tiết
minh
Xem chi tiết
Ngô Sơn
Xem chi tiết
Trần Trung Đức
Xem chi tiết
Maéstrozs
Xem chi tiết
TRAN DAO GIA BAO
Xem chi tiết