Giúp cái mọi người
trộn 100ml hidrocacbon A với 700ml O2 dư rồi đốt . Làm lạnh thu được 500ml một hỗn hợp mà khi dẫn qua dung dịch KOH dư chỉ còn 100ml .các khí đo ở cùng điều kiện
a/ xác định công thức phân tử của A
Hỗn hợp Z gồm một hiđrocacbon A và oxi (lượng oxi trong Z gấp đôi lượng oxi cần thiết để đốt cháy hết A). Bật tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp Z, đến khi kết thúc phản ứng thì thể tích khí và hơi sau khi đốt không đổi so với ban đầu. Nếu cho ngưng tụ hơi nước của hỗn hợp sau khí đốt thì thể tích giảm đi 40% (Biết rằng các thể tích khí và hơi đều đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất).
a) Xác định công thức phân tử của A.
b) Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít khí A (đktc) rồi cho toàn bộ sản phẩm vào dung dịch chứa 22,2 gam Ca(OH)2 thì khối lượng của dung dịch tăng hay giảm, bao nhiêu gam?
Xác định thành phần phần trăm (về thể tích) của hỗn hợp khí gồm N 2 , CO và C O 2 , biết rằng khi cho 10,0 lít (ở đktc) hỗn hợp khí đó đi qua một lượng dư nước vôi, rồi cho qua đồng(II) oxit dư đốt nóng thì thu được 5 gam kết tủa và 3,2 gam đồng.
Nếu cũng lấy 10,0 lít (ở đktc) hỗn hợp khí đó cho đi qua ống đồng(II) oxit dư đốt nóng, rồi đi qua một lượng dư nước vôi trong thì thu được bao nhiêu gam kết tủa ?
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm CxHy và O2 dư, làm lạnh hỗn hợp sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y có thể tích giảm 25% so với thể tích của X. Cho khí Y đi qua dung dịch KOH dư thu được khí Z có thể tích giảm 40% so với thể tích của Y.
a. Xác định công thức cấu tạo có thể có của CxHy biết x < 6
b. Tính thành phần % thể tích hỗn hợp X.
Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm với sắt(III) oxit trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp A. Chia hỗn hợp A ( đã trộn đều) thành hai phần. Phần thứ nhất có khối lượng ít hơn phần thứ hai là 26,8 gam. Cho phần thứ nhất tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thấy có 3,36 lít khí H2 bay ra. Hòa tan phần thứ hai bằng lượng dư dung dịch HCl thấy có 16,8 lít H2 bay ra. Biết các phản ứng xảy ra với hiệu suất 100%, các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính khối lượng Fe có trong hỗn hợp A.
Hỗn hợp A gồm 3 hiđrocacbon ở thể khí: CxH2x+2, CyH2y và CzH2z-2, trong đó thể tích CzH2z-2 gấp 3 lần thể tích CxH2x+2. Đốt cháy hoàn toàn 1,344 lít hỗn hợp A (đktc), toàn bộ sản phẩm cháy cho qua bình đựng Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 9,56 gam và xuất hiện 16 gam kết tủa trắng.
a) Tính thành phần % theo thể tích của mỗi hiđrocacbon trong hỗn hợp A. Biết rằng thể tích các khí đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
b) Xác định công thức phân tử của 3 hiđrocacbon, biết rằng trong hỗn hợp A có 2 hiđrocacbon có cùng số nguyên tử C và đều bằng một nửa số nguyên tử C của hiđrocacbon còn lại.
Nung m gam hỗn hợp A gồm KMnO4 và KClO3 thu được chất rắn B và khí O2. Lúc đó KClO3 phân hủy hoàn toàn, còn KMnO4 phân hủy không hoàn toàn. Trong B có 0,894 gam KCl chiếm 8,132% khối lượng. Trộn lượng O2 thu được ở trên với không khí (có phần trăm thể tích: 20% O2; 80% N2) theo tỉ lệ thể tích tương ứng là 1:3 tạo thành hỗn hợp khí C. Cho toàn bộ khí C vào bình chứa 0,528 gam cacbon rồi đốt cháy hết cacbon thu được hỗn hợp khí D gồm 3 khí trong đó O2 chiếm 17,083% về thể tích.
a) Tính phần trăm khối lượng mỗi chất có trong A.
b) Thêm 74,5 gam KCl vào chất rắn B được hỗn hợp E. Cho E vào dung dịch H2SO4 loãng dư, đun nóng nhẹ cho đến phản ứng hoàn toàn. Tính thể tích khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn.
Đốt cháy hoàn toàn 15 gam hợp chất hữu cơ A trong 13,44 lít oxi. Sau phản ứng thu được 9 gam nước và 14,56 lít hỗn hợp khí B gồm CO2, N2 và O2. Cho B qua dung dịch nước vôi trong dư còn lại hỗn hợp khí C có tỷ khối so với hiđro là 15,2. Xác định công thức phân tử của A biết trong phân tử A chỉ có một nguyên tử nitơ (các thể tích đo ở đktc).
4.Đốt cháy 28ml hỗn hợp khí metan và axetilen cần phải dùng 67,2ml khí oxi
a) tính phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp
b) tính thể tích khí CO2 sinh ra
(các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất)
Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít hỗn hợp 2 khí metan và etilen cần dùng 11,2 lít khí oxi.Phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là(các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất)