Bài 2
Sống có trách nhiệm là gì? Sống có trách nhiệm chính là lối sống làm tròn bổn phận, nghĩa vụ, chức trách đối với bản thân mình, với gia đình và xã hội. Hơn hết còn phải có trách nhiệm với những suy nghĩ, hành động và việc làm của bản thân mình. Mỗi người chúng ta có trách nhiệm làm, có trách nhiệm gánh vác, có trách nhiệm nhận sai khi gây ra lỗi lầm. Đó mới chính là một công dân tốt và có ích cho xã hội. Biểu hiện của lối sống có trách nhiệm hiện nay rất đa dạng và phong phú, xuất phát từ những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống thường ngày. Bác Hồ đã từng bảo rằng trẻ nhỏ thì làm việc nhỏ, vậy thì lối sống trách nhiệm cũng xuất phát từ những việc bình dị, nhỏ nhặt như thế. Hằng ngày chúng ta có rất nhiều việc phải làm với mình, với gia đình, với nhà trường, xã hội. Hãy hoàn thiện bản thân mình trước khi muốn người khác hoàn thiện, cũng giống như việc có trách nhiệm với bản thân mình trước thì chúng ta mới có trách nhiệm được với người khác và với xã hội. Là học sinh, mỗi ngày chúng ta cần phải có trách nhiệm với việc học. Trước khi đến lớp cần phải hoàn thành bài tập của ngày hôm qua và chuẩn bị bài mới cho ngày mai. Chúng ta cần phải trình bày cẩn thận sạch sẽ với chính bài làm của mình, không được cẩu thả, sống buông thả không có trách nhiệm. Từ những việc nhỏ thế này mà chúng ta không làm được thì những việc lớn hơn liệu chúng ta có đủ sức và đủ bản lĩnh để làm hay không?
Tham khảo nha !!
Bài 1 :
Gia đình tôi sống hoà thuận, đầm ấm nên đã được khu phố trao bằng “ Gia đình văn hoá mới ”. Anh tôi theo nghề của mẹ, dạy học ở trường Trung học Sư phạm thành phố. Hàng ngày anh lo kiểm tra bài vở, giúp đỡ, chỉ bảo cho em tôi đang học lớp Bốn. Chị dâu lại là học trò của bố, làm bác sĩ ở bệnh viện, nhưng về nhà lại lo công việc nội trợ. Bố mẹ tôi rất hài lòng khi thấy chúng tôi biết nhường nhịn, san sẻ cho nhau miếng ăn ngon, cũng như cưu mang, đỡ đần nhau những công việc trong gia đình.
Bài 2 :
Nói về thói vô trách nhiệm, có ý kiến cho rằng: “Như một thứa-xít vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội”.
Bằng cách so sánh, ý kiến trên đây đã chỉ rõ tác hại xấu ghê gớm của thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội, nghĩa là nó có thể làm băng hoại mọi quan hệ tốt đẹp vốn có giữa con người với con người, làm sa đọa đạo đức và tâm hồn con người trong xã hội.
Trước hết, ta cần hiểu thê nào là tinh thần trách nhiệm, thói vô trách nhiệm. Trách nhiệm là phần việc được giao cho, phải làm tròn, nếu kết quả không tốt hoặc chưa hoàn thành thì phải gánh chịu phần hậu quả. Tinh thần trách nhiệm là một phẩm chất đẹp thể hiện ý thức và sự nỗ lực làm tốt công việc của mình được giao nhận. Tinh thần trách nhiệm cao bao nhiêu thì ý thức phấn đấu, sự nỗ lực bản thân, sức phấn đấu của bản thân lại cao bấy nhiêu!
Trái với ý thức trách nhiệm, tinh thần trách nhiệm là thói vô trách nhiệm. Thói vô trách nhiệm cực kì xấu xa, nó làm cho con người sống ghẻ lạnh, dửng dưng trước mọi sự việc xảy ra xung quanh, sống chỉ biết mình, không quan tâm tới công việc chung, vô cảm và vô tình với đồng loại. Thói vô trách nhiệm làm phát triển tính ích kỉ, xô đẩy bản thân vào ngõ cụt, không hề quan tâm tới người thân trong gia đình, quan tâm tới mọi người trong xã hội. Thậm chí đối với bản thân; thói vô trách nhiệm đã hủy hoại nhân tính, làm méo mó nhàn cách. Đạo lí dân tộc coi trọng tình thương, trọng tình làng nghĩa xóm. Nhưng khi thói vồ trách nhiệm đã ăn sâu vào xương tủy, vào tim óc thì "nạn nhân” sống vô tình vô cảm: "Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”, hoặc “Cướp đến thì cướp cả làng/ Đâu cướp nhà chàng mà thiếp phải lo!” (Tục ngữ). Hắn né tránh trước mọi công việc chung của gia đình và xã hội; chỉ biết xả rác bừa bãi, làm ô nhiễm môi trường. Hắn coi chuyện giữ gìn cảnh quan xanh, sạch, đẹp là của thiên hạ!
Trong cuộc sống, gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, môi trường gia đình bao giờ cũng có tác động hai mặt tới sự hình thành nhân cách của chúng ta. Gia đình là một trong ba môi trường của xã hội, quyết định trực tiếp tới mặt tự nhiên và xã hội trong mỗi con người. Là nơi để các thành viên sống chân thành với nhau, san sẻ lòng yêu thương, niềm vui, là điểm dựa vững chắc nhất những lúc chúng ta gặp khó khăn, hay thất bại trong cuộc sống. Gia đình là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt. Thời thơ ấu: Gia đình là nơi để chúng ta phát triển về thể chất và tâm hồn. Là nơi bảo vệ những tác động xấu, uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc để cho nhân cách ta phát triển hoàn thiện. Là trường học đầu tiên để hình thành những kỹ năng cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp. Khi trưởng thành: Gia đình là nơi mà ta trở về sau những bôn ba vất vả của cuộc sống. Là nơi ta được san sẻ tình yêu thương cùng với ý thức trách nhiệm, bổn phận của mình. Là sự bao dung, che chở và tha thứ khi ta gặp phải lầm lạc hay những bất trắc của cuộc đời. Là sự động viên khích lệ cho những thành quả, thành công. Khi về già: Gia đình là nơi để ta nghỉ ngơi sau một quãng đời phấn đấu, lao động mệt nhọc. Là nơi đem lại niềm vui sống vào tuổi xế chiều. Là nơi tìm được ý nghĩa cuộc sống, răn dạy cháu con những kinh nghiệm cuộc sống ngay cả khi đã sức tàn lực kiệt. Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình góp phần quan trọng cho sự phát triển chung về mọi mặt của toàn xã hội, cùng với xã hội xây dựng môi trường sống và hoàn thiện con người. Chúng ta phê phán những biểu hiện lệch lạc tạo mầm mống cho sự rạn nứt, tan vỡ của các quan hệ gia đình. Đó có thể là nạn bạo hành gia đình, con cái bất hiếu với cha mẹ. Cha mẹ thiếu nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái nên người. Một hiện tượng dễ thấy trong xã hội hiện đại là tình trạng ly hôn ngày càng nhiều, mà thiệt thòi nhất vẫn là trẻ em và phụ nữ. Mỗi con người là một kiểu cá tính, tâm lí, có một nhu cầu, ý muốn khác nhau. Để tạo nên mối quan hệ bền vững và tốt đẹp trong gia đình, mỗi người cần biết cân bằng, điều chỉnh bản thân và có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc các thành viên khác. Gia đình hạnh phúc thì đòi hỏi mọi thành viên phải bình đẳng, có tâm huyết, có tình cảm và đức hy sinh. Giữ được sự yên ấm và vun đắp hạnh phúc cho gia đình là tạo một nền tảng cho sự phát triển bền vững của con người, của xã hội.